ảnh minh họa
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất, có thể kể đến nicotine, khí than (carbon monoxide), chất hắc ín, nicotin, chất gây nghiện… Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 69 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, có cả ammonia (sản phẩm tẩy rửa), thạch tín (thuốc giết kiến) và formaldehyde (dung dịch dùng trong ướp xác). Không có một loại chất nào trong thuốc lá là an toàn cả.
COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công vào phổi, việc hút thuốc làm suy yếu chức năng phổi khiến cơ thể khó chống lại COVID-19. Đây là nguyên nhân làm cho những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không hút thuốc và những người không thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
Hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động (những người trực tiếp hít phải khói thuốc lá) làm trầm trọng hơn các bệnh nền, điều này khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao hơn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: Người hút thuốc lá có khả năng mắc COVID-19 cao hơn 1.5 lần. Đây chính là lý do năm 2021, WHO chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).
WHO cũng lưu ý, hành động đưa ngón tay lên miệng khi hút thuốc lá làm tăng nguy cơ lây truyền COVID-19 từ tay lên miệng. Việc sử dụng chung các dụng cụ dùng để hút thuốc, như: thuốc lào, ống điếu, ống tẩu cũng là nguyên nhân làm tăng việc lan truyền COVID-19 trong cộng đồng.
Một nghiên cứu của The Society for Research on Nicotine and Tobacco đã khảo sát 11.000 bệnh nhân COVID-19 và phát hiện khoảng 30% những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá mắc phải căn bệnh với các triệu chứng đi từ nghiêm trọng đến nguy kịch. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã kết luận những người có thói quen hút thuốc lá là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch COVID-19, bên cạnh những người mắc bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư…
Với những tác hại nghiêm trọng mà thuốc lá mang đến cho sức khỏe con người thì việc từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Bác sỹ có thể cho biết, tại Bệnh viện phổi Hà Tĩnh, tỷ lệ người đến điều trị do mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá thời gian qua như thế nào?
Theo thống kê sơ bộ, trong năm 2020 và đầu năm 2021, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh có nhiều bệnh nhân vào điều trị liên quan đến thuốc lá; trong đó có 50 bệnh nhân theo dõi ung thư phổi, 250 bệnh nhân điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Và, trên 90% bệnh nhân điều trị COPD, ung thư phổi đều có tiền sử liên quan đến thuốc lá. Những người hút thuốc lá thường mắc phải nhiều bệnh nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh COPD. Thời gian qua, mỗi năm, tại Hà Tĩnh có hàng trăm bệnh nhân COPD nhập viện cấp cứu vì các cơn khó thở cấp tính và có nhiều trường hợp nặng đã tử vong. Để giảm bớt nguy cơ gây bệnh, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn tỉnh đã thành lập đơn vị quản lý và điều trị ngoại trú bệnh COPD, hen phế quản.
Năm 2019, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh thành lập Đơn vị quản lý và điều trị ngoại trú bệnh COPD, hen phế quản (HPQ), đến nay, đã quản lý điều trị hơn 600 người bệnh.
Xin bác sỹ có thể cho biết một số cách để cai nghiện thuốc lá?
Để có thể cai nghiện thuốc lá phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là quyết tâm và nhận thức của người hút thuốc. Ngoài ra, để người nghiện thuốc lá có thể cai thuốc thành công còn cần đến sự hỗ trợ, hướng dẫn của người thân, nhân viên y tế và sự khuyến khích, góp ý từ những người xung quanh, từ xã hội.
Ở góc độ y tế, cai thuốc là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển nặng lên. Trong cai thuốc, việc tư vấn cho người bệnh đóng vai trò then chốt, các thuốc hỗ trợ cai giúp người bệnh cai thuốc dễ dàng hơn. Để cai thuốc, nhân viên y tế cũng cần xây dựng chiến lược tư vấn người bệnh.
Trong đó cần tìm hiểu lý do cản trở người bệnh cai thuốc lá: sợ cai thuốc thất bại, hội chứng cai gây khó chịu, mất đi niềm vui hút thuốc, căng thẳng,... từ đó sử dụng lời khuyên 5A.
Ask - Hỏi: xem tình trạng hút thuốc của người bệnh để có kế hoạch phù hợp.
Advise - Khuyên: đưa ra lời khuyên phù hợp và đủ sức thuyết phục người bệnh bỏ hút thuốc. Assess - Đánh giá: xác định nhu cầu cai thuốc thực sự của người bệnh.
Assist - Hỗ trợ: giúp người bệnh xây dựng kế hoạch cai thuốc, tư vấn, hỗ trợ và chỉ định thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá nếu cần.
Arrange - Sắp xếp: có kế hoạch theo dõi, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để người bệnh cai được thuốc và tránh tái nghiện.
Bên cạnh đó, hiện nay, có một số loại thuốc hỗ trợ cai thuốc lá. Việc dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá giúp giảm nhẹ hội chứng cai thuốc và làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công. Các thuốc có thể chỉ định như: nicotine thay thế, bupropion, varenicline. Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao thì phải có sự chỉ định cụ thể từ bác sỹ cho mỗi trường hợp cụ thể, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng.
Thưa bác sỹ, thuốc lá đã gây ra rất nhiều căn bệnh, đặc biệt có thông tin hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 , bác sỹ có thể nói thêm về điều này?
Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Các chất độc trong khói thuốc làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, những tác hại này không chỉ xảy ra với người sử dụng mà còn gây hại đáng kể đến những người xung quanh.