Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhóm lĩnh vực thông tin, tuyên truyền

Thứ hai, 07/06/2021 15:55

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện việc rà soát và dự kiến Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về hoạt động kinh doanh nhóm lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử.

(Mọi ý kiến góp ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để hoàn thiện Phương án xin gửi về Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Bộ TTTT, 18 Nguyễn Du – Hà Nội; Email: pqvinh@mic.gov.vn; Đt: 024.39448539).

I. Lĩnh vực Báo chí (Cục Báo chí)

Lĩnh vực báo chí có 31 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể: 01 yêu cầu và 30 TTHC.

Trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đơn giản 11/30 TTHC, đạt tỷ lệ 35,4%, cụ thể:

Thông tư số 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san, đã đơn giản 11 thủ tục hành chính.

II. Lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử)

Lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có tổng cộng 125 quy định, gồm: 59 ĐKKD, 66 TTHC. Ngoài ra có liên quan đến 09/129 quy chuẩn quốc gia, hiện tính trong lĩnh vực khoa học công nghệ do trùng lặp về chức năng quản lý nhà nước, nhiều đơn vị cùng quản lý về một tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) đã rà soát đề nghị đơn giản 01 quy chuẩn quốc gia.

1. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD: Cắt giảm, đơn giản hóa 10/59 ĐKKD.

1.1. Lĩnh vực phát thanh, truyền hình:Cắt giảm, đơn giản hóa 01 ĐKKD, cụ thể: Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Không yêu cầu thỏa thuận điểm nhận tín hiệu kênh thiết yếu, không phải truyền dẫn kênh thiết yếu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet chỉ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu.

Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) đang xây dựng Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ- CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Trong dự thảo Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) dự kiến đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực phát thanh, truyền hình như sau:

- Đối với việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền: (1) Giảm và yêu cầu thủ tục đơn giản hơn với việc truyền dẫn, phát sóng kênh thiết yếu quốc gia, địa phương. (2) Cụ thể hóa tỷ lệ nắm giữ tỷ lệ cổ phần (vốn điều lệ) đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. (3) Thực hiện phương án đăng ký danh mục kênh chương trình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo phương thức đăng ký trực tuyến qua mạng Internet. (4) Các báo cáo nghiệp vụ thực hiện trực tuyến qua mạng Internet.

- Đối với thủ tục đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền: (1) Cắt giảm 1 thành phần hồ sơ liên quan đến hãng truyền hình nước ngoài; (2) Cắt giảm việc chứng thực bản dịch tiếng Việt khung chương trình; (3) Bỏ yêu cầu đối với việc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Đại lý. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. (4) Giảm số lượng bộ hồ sơ từ 2 xuống 1; giảm thời gian xử lý hồ sơ từ 30 ngày làm việc xuống 30 ngày.

1.2.  Lĩnh vực Thông tin điện tử: Cắt giảm, đơn giản hóa 09 ĐKKD, cụ thể:

 Về ĐKKD Game G1:Cắt 13 điều kiện kinh doanh trong Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Bổ sung 08 điều kiện kỹ thuật trong Giấy phép phát hành Game: Tổng số cắt giảm điều kiện kinh doanh trong Game G1: 05/13 Game G2, G3, G4.Cắt 7 điều kiện đăng ký kinh doanh trong Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4. Bổ sung 03 điều kiện kỹ thuật trong Giấy xác nhận thông báo Game G2, G3, G4

2. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC: cắt giảm, đơn giản hóa 27/66 TTHC, đạt 42,4 %.

2.1. Đối với lĩnh vực TTĐT: cắt giảm, đơn giản hóa 07/66 TTHC, cụ thể:

Bỏ cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4.

Cắt bỏ quy trình, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4.

2.2. Trong lĩnh vực PTTH: cắt giảm, đơn giản hóa 14/66 TTHC, cụ thể:

- Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Không yêu cầu thỏa thuận điểm nhận tín hiệu kênh thiết yếu, không phải truyền dẫn kênh thiết yếu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet chỉ cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Bổ sung quy định cho phép cấp phép dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, chỉ cung cấp nội dung theo yêu cầu (SVOD) không cung cấp kênh chương trình.

- Cắt giảm thành phần hồ sơ đối với bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đầu tư.

- Giảm số bộ hồ sơ cấp phép từ 02 bộ xuống 01 bộ.

- Giảm thời gian xử lý hồ sơ: 20%. Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ đối với 14loại hồ sơ cấp phép, sửa đổi, gia hạn, cấp lại.

+ Trực tuyến hóa thủ tục cấp phép, báo cáo cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.

2.3. Đối với TTHC thuộc thẩm quyền do địa phương cấp  phép: đơn giản hóa 06/66 TTHC, đối với các TTHC về Thông báo thay đổi các Game G1 và G2, G3, G4.

Các TTHC này thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử), các doanh nghiệp thực hiện TTHC thực hiện thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) và đồng thời thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc quản lý. Do vậy, đây là TTHC cấp Trung ương, đề nghị bỏ TTHC cấp địa  phương.

Lý do: Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) thực hiện việc cấp Giấy xác nhận thông báo các loại game này, do đó, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ được thông báo để biết, nếu phân cấp như vậy TTHC được thực hiện thành 2 lần không cần thiết.

III. Lĩnh vực thông tin đối ngoại (Cục Thông tin đối ngoại)

Lĩnh vực thông tin đối ngoại có 02 TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh: Trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài (Trung ương và địa phương). Hiện nay, chưa có TTHC nào của cá nhân, tổ chức, chỉ phát sinh một số TTHC của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán các nước tại Hà Nội, nên chưa có phương án cắt giảm, đơn giản hóa. Chi phí tuân thủ: 101.600 đồng/TTHC.

IV. Lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành (Cục Xuất bản, In và Phát hành)

Lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành có 121 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể: 52 ĐKKD, 47 TTHC (30 TTHC cấp Trung ương, 17 TTHC cấp địa phương), 22 báo cáo.

Trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản, đơn giản 08 TTHC.

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa: 53/121, đạt tỷ lệ: 43,8%.

- Tổng số quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 08/52 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ: 15.38%.

- Tổng số TTHC đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 33/47 TTHC, đạt tỷ lệ: 70.21%.

- Tổng số chế độ báo cáo được cắt giảm là 12/22 báo cáo, đạt tỷ lệ: 54.55%.

1. Về Điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính

Tổng số điều kiện kinh doanh đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 08/52 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ 15.38%, Trong đó: Đề xuất bỏ điều kiện kinh doanh: 06/52; Đề xuất đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: 02/52 (phần gạch chân).

Tổng số TTHC đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa là 33/47 TTHC, đạt tỷ lệ 70.21%. Chi phí trước khi cắt giảm: 18.268.705.093 đồng, sau khi cắt giảm còn: 16.236.493.773 đồng, đạt tỷ lệ: 11%.

Cụ thể: Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 22/30 TTHC (cấp Trung ương) đạt tỷ lệ 73.33% với trung bình chi phí cắt giảm là 48.05%/01 TTHC, cắt giảm được 47.55% chi phí tuân thủ (02 TTHC không tính chi phí tuân thủ do giảm thời gian giải quyết TTHC và không phát sinh hồ sơ cấp Trung ương). Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 11/17 TTHC (cấp Địa phương) đạt tỷ lệ 64.70% với trung bình chi phí cắt giảm là 51.51%/01 TTHC, cắt giảm được 6.57% chi phí tuân thủ, cụ thể:

1.1. Thủ tục Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản

- Bỏ điều kiện kinh doanh: “có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản”

- Đơn giản điều kiện kinh doanh: “Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc” sửathành “có trụ sở đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc”

Kiến nghị thực thi: Bỏ Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018). Sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17,30%.

1.2. Thủ tục cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 3 Điều 15 Luật xuất bản

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 81,18%.

1.3. Thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài

- Bỏ thành phần hồ sơ “Sổ hộ khẩu của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp”;

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Kiến nghị thực thi: Sửa điểm a, Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018); mẫu số 41 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,25%.

1.4. Thủ tục Cấp giấy xác nhận đăng ký xuất bản

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.

- Bỏ 04 thông tin trong mẫu đăng ký xuất bản: Tên nguyên bản của xuất bản phẩm dịch; Ngữ được dịch (dịch từ ngôn ngữ nào); Khuôn khổ (hoặc định dạng file); Số trang (hoặc dung lượng xuất bản phẩm điện tử)

Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 2 Điều 22 Luật xuất bản; sửa khoản 3 Điều 10 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018); sửa mẫu 07 (cột 5,6,13,14) Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 56,80%.

1.5. Thủ tục Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (cả TTHC Trung ương và TTHC địa phương): Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 5 Điều 25 Luật xuất bản; Sửa điểm b khoản 4 Điều 25 Luật Xuất bản (từ 3 bản thảo xuống 2 bản thảo) để thống nhất với Thông tư số 01 (thành phần hồ sơ đã được cắt giảm).

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 5,04%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 3,88%.

1.6. Thủ tục chấp thuận bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản

-Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày;

- Giảm tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản phải có ít nhất 03 năm làm một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí….xuống còn 02 năm.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 17 Luật xuất bản, sửa điểm c, khoản 1 Điều 9 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 07/11/2018 (hợp nhất Nghị định số 150/2018/NĐ-CP).

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,90%.

1.7. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề biên tập: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2, Điều 20 Luật Xuất bản

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,71%.

1.8. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi)

- Giảm thời gian 02 năm xuống 01 năm kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập biên tập viên mới được đề nghị xét cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống còn 07 ngày

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 4 Điều 20 Luật xuất bản điểm a, b khoản 2 Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 82,31%.

1.9. Thủ tục Đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử

- Sửa đổi trình tự thực hiện TTHC: Có đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản Đơn giản hóa quy trình thực hiện cấp xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử theo hướng chỉ thực hiện thẩm định đề án hoạt động xuất bản/phát hành xuất bản phẩm điện tử và cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động ngay (nếu đề án đủ điều kiện và được chấp nhận); bãi bỏ thực hiện kiểm tra việc triển khai đề án rồi mới xác nhận đăng ký như hiện nay.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi: điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 45 Luật Xuất bản; Điều 18 Nghị định 195/2013/NĐ-CP.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,52%.

1.10. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

- Bỏ điều kiện kinh doanh: (1) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự. (2) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

- Bỏ thành phần hồ sơ “bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh- trật tự; vệ sinh môi trường…”;

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày;

- Bỏ điều kiện “Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam” tại yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.  Nhằm mở rộng thị trường in trong nước, tạo điều kiện cơ sở in có vốn đầu tư nước ngoài (100% hoặc liên doanh) tham gia vào thị trường in gia công (bao gồm cả in xuất bản phẩm)

Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ điểm c khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản, sửa đổi khoản 4 Điều 32 Luật xuất bản; điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018).

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 72,39%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 73,18%.

1.11.Thủ tục Cấp lại giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

-Sửa đổi trong thành phần hồ sơ “ghép thủ tục hành chính cấp lại và TTHC cấp đổi giấy phép hoạt động in thành 01 thủ tục hành chính”;

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 5,6,7 Điều 32 Luật xuất bản, khoản 4 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2018.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 30,28%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 34,44%.

1.12. Thủ tục Cấp đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: (TTHC Trung ương và TTHC địa phương): Ghép thủ tục này vào thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 100%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 100%.

1.13.Thủ tục Cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài (chuyển sang hình thức đăng ký) (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

- Đơn giản hóa chuyển đổi hình thức quản lý cấp phép sang hình thức đăng ký trong thành phần hồ sơ “Đơn đề nghị cấp giấy phép thành đơn đăng ký..”;

- Bãi bỏ trong thành phần hồ sơ: “Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in; bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công…..Bản sao hộ chiếu…của người được ủy quyền đặt in”;

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống còn 05 ngày.

Kiến nghị thực thi: Sửa Điều 34 Luật xuất bản, Mẫu số 18 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 92,62%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 92,66%.

1.14. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động in (TTHC Trung ương và TTHC địa phương): Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày

Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 3 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP (được hợp nhất với Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018).

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 69,40%.

Không tính chi phí tuân thủ TTHC do giảm thời gian giải quyết TTHC và không phát sinh hồ sơ ở TTHC cấp Trung ương.

1.15. Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in (TTHC Trung ương và TTHC địa phương): Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày xuống còn 05 ngày

Kiến nghị thực thi: điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP (được hợp nhất với Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018).

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 63,92%.

Không tính chi phí tuân thủ TTHC do giảm thời gian giải quyết TTHC và không phát sinh hồ sơ ở TTHC cấp Trung ương.

1.16. Thủ tục Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

- Bổ sung cách thức thực hiện “Thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia”.

Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 4 Điều 41 Luật xuất bản; Mẫu số 30; 31 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 28,98%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 28,98%.

1.17. Thủ tục Cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

- Mở rộng thêm thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm;

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống còn 07 ngày.

Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 2, Khoản 4 Điều 44 Luật xuất bản; Mẫu số 33,34 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 35,50%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 35,50%.

1.18. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

- Bổ sung nộp hồ sơ “qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”.

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

- Bỏ điều kiện kinh doanh: “…có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác..”.

-Giảm điều kiện kinh doanh quy định số lượng nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sáchtừ 05 người xuống còn 03 người.

Kiến nghị thực thi: Sửa Điều 38 Luật xuất bản; điểm b khoản 1 điểm b khoản 2 Điều 14 của Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018); Mẫu số 06, 23 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,73%.

1.19. Thủ tục Cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm: Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc

Kiến nghị thực thi: điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP (được hợp nhất với Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018); Mẫu số 23 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,73%.

1.20. Thủ tục Cấp giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày

- Giảm thành phần hồ sơ từ 03 bản Danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu chỉ quy định nộp Danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu

Kiến nghị thực thi: Sửa Điều 39 Luật xuất bản; Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020; Sửa số 27, 28 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45,30%.

1.21. Thủ tục Cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm (TTHC Trung ương và TTHC địa phương)

- Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.

- Đơn giản hóa thành phần hồ sơ “bỏ bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu cơ sở phát hành” Thay bằng “ Bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước, số định danh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp”.

- Về điều kiện đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm đối với nhà xuất bản: Qua rà soát Điều 36 và Điều 37 Luật Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) nhận thấy quy định điều kiện nhà xuất bản (nếu không thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm trực thuộc) phải tuân thủ việc đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm là bất hợp lý, vì nhà xuất bản đã có Giấy phép thành lập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) thì không nhất thiết phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) đề nghị phương án cắt giảm điều kiện trên bằng việc sửa đổi Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36 Luật xuất bản theo hướng loại trừ nhà xuất bản phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm.

Kiến nghị thực thi: Sửa Khoản 2, khoản 3 ĐIều 36; Điều 37 Luật xuất bản; Khoản 3, Khoản 4 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020; mẫu số 36 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 46,12%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 45,86%.

1.22. Thủ tục Cấp lại giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm (TTHC Trung ương và TTHC địa phương): Giảm thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc.

Kiến nghị thực thi: Khoản 4 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp Trung ương: 18,81%.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí đối với TTHC Cấp địa phương: 18,81%.

Hiện nay, ngoài việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và chế độ báo cáo, Cục đề xuất thực hiện tính chi phí tuân thủ của các TTHC theo hình thức dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện giảm tối đa chi phí của doanh nghiệp.

Do vậy, Cục có 45/47 TTHC được tính chi phí cắt giảm đơn giản hóa và thực hiện dịch vụ công trực tuyến (02 TTHC không tính chi phí do giảm thời gian giải quyết TTHC và không phát sinh hồ sơ ở khối TTHC cấp Trung ương).

2. Về chế độ báo cáo chuyên ngành

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang khẩn trương nghiên cứu để sửa đổi bổ sung quy định về Danh mục chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 10/2018/TT-BTTTT nhằm thống nhất các chi tiêu báo cáo, giảm chế độ báo cáo đối với đối tượng quản lý.

Theo đó, phương án cao nhất là cắt giảm báo cáo chuyên ngành các nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố báo cáo: 12/22 báo cáo, đạt tỷ lệ 54.55%.

 

PHÒNG KSTTHC – VĂN PHÒNG BỘ TTTT
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top