Khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng

Thứ sáu, 03/01/2020 10:28

Kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, phát huy mạnh mẽ tinh thần đổi mới, thành tựu tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành; với việc đề cao tinh thần khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, hành động từ Chính phủ đến các cấp, các ngành, các ngành, các địa phương cần phải được phát huy mạnh mẽ, lan tỏa rộng khắp cả nước, ngày 01/01/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Chính phủ đã xác định phương châm hành động của năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành.
 
Trong 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành, nội dung: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, là một trong những nội dung chính đã được Chính phủ chú trọng nêu trong trọng tâm đầu tiên. Ngoài ra, thực hiện nghiêm cải cách hành chính cũng là một phần của trọng tâm.  
 
Để triển khai 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong năm 2020. Việc đầu tiên là cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển. Trong đó cần nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật; thành lập Tổ công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập, chồng chéo và kịp thời sửa đổi, bổ sung để giải phóng mọi nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách thử nghiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhằm phát triển thị trường các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, kinh tế chia sẻ, kinh tế số,... theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai công nghệ, mô hình kinh doanh mới, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp truyền thống, tăng tính thuận tiện trong hoạt động tiêu dùng của nhân dân. Tập trung hoàn thiện các dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua, tạo môi trường pháp lý thuận lợi huy động mạnh mẽ nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân, thu hút có chọn lọc và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quảng cáo, quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với thực tiễn. Có thể thấy, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng tới việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi đưa trọng tâm chỉ đạo cũng như nhiệm vụ, giải pháp liên quan tới nội dung này lên trước nhất.
 
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Đẩy mạnh cải cách quy định hành chính, thực hiện nhanh, quyết liệt, thực chất hơn việc cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
 
Quán triệt phương châm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương khắc phục hiệu quả các hạn chế, bất cập; nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thiết thực và toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra. Trước ngày 20/01/2020, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết.
 
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho môi trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cần chủ trì xây dựng chiến lược phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam...; tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan như:
 
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc rà soát, sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục các quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; xử lý dứt điểm các văn bản có quy định trái pháp luật đã được phát hiện qua công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2017, 2018, 2019.
 
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia./.
 
 
Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top