Thái Nguyên: Hỗ trợ nông sản, nông dân tiếp cận với sàn thương mại điện tử

Thứ sáu, 04/11/2022 20:33

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội. Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đã đồng hành và thúc đẩy các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử thành công.

u20.png

Thực hiện theo Kế hoạch 177/KH-UBND ngày 7/10/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2022, các ban - ngành của tỉnh đã phối hợp rất chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, Sở đã phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công Thương cùng các đơn vị: Bưu điện Thái Nguyên, Viettel Thái Nguyên… hỗ trợ 55.000 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử mở gian hàng với khoảng 1.500 sản phẩm được bán trên sàn.

Cùng với việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại truyền thống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội (Facebook, fanpage, Zalo, các trang thương mại điện tử), Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc.

Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên nền tảng số và các trang mạng xã hội. Cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản sản phẩm trên mạng xã hội trực tiếp cho 500 lượt người và hàng nghìn lượt người bằng hình thức trực tuyến.

Cùng với đó, hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác, catalogue sản phẩm, hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch và website quảng bá sản phẩm cho 132 doanh nghiệp, hợp tác xã. 129 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu, quản bá, thiêu thụ trên các nền tảng số như: C-Thái Nguyên, Postmart, VnPost, Voso, Sendo, Lazada, Shopee...

Để thúc đẩy đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, Bưu điện tỉnh Thái Nguyên cũng rất nỗ lực hỗ trợ và đồng hành cùng bà con nông dân. Hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản nổi bật của bà con nông dân đạt chứng nhận lên sàn thương mại điện tử (Postmart). Cùng với đó Bưu điện tỉnh cũng tổ chức các lớp đào tạo trực tiếp và trực tuyến cho các tổ sản xuất, HTX và người dân để tiếp cận với khoa học công nghệ trên nền tảng số.

Trong 6 tháng đầu năm nay Bưu điện tỉnh đã phối hợp với Hội nông dân tỉnh, các Sở ban ngành và chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân về công tác đào tạo trực tiếp cho các cán bộ UBND thị trấn La Hiên, huyện Võ Nhai, đoàn viên thanh niên huyện Võ Nhai, cán bộ tổ công nghệ số cộng đồng xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai. Đào tạo trực tuyến cho các cán bộ tổ công nghệ số cộng đồng huyện Võ Nhai.

Theo đó số hộ SXNN được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng và hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối – giao nhận là 85.025. Trong đó số hộ SXNN được mở gian hàng là 19.434, số hộ SXNN được mở tài khoản người mua là 85.025. Có 13 doanh nghiệp và 52 HTX trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia sàn thương mại điện tử Postmart.

Đến thời điểm này có 451 sản phẩm đã được Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đưa lên sàn giao dịch điện tử, trong đó 128 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao đến 5 sao, hiện nay có tới 2.968 phiên giao dịch trên sản thương mại điện tử Postmart với tổng giá trị giao dịch lên đến hơn 600 triệu đồng.

Trong thời gian tới, Bưu điện tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Hội nông dân các cấp, chính quyền địa phương các xã , hường trên địa bàn tỉnh triển khai tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng giới thiệu sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Kế hoạch triển khai cụ thể sẽ được thống nhất giữa Bưu điện tỉnh và Hội nông dân tỉnh theo từng tuần.

Nhờ có sự hỗ trợ của Bưu điện tỉnh cùng với cơ quan chuyên môn, bước đầu, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã tiếp cận và tích cực sử dụng các công cụ, ứng dụng số trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Một số cơ sở đã đầu tư kinh phí, thời gian để xây dựng nội dung quảng bá, liên kết tiêu thụ, thanh toán qua các ứng dụng, tiện ích trên nền tảng số, doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20-50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%...

Trước đó cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và thị trường nông sản còn hạn chế đặc biệt là các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến phân phối, tiêu dùng còn thiếu, nhất là đối với các hộ sản xuất. Một số doanh nghiệp, đơn vị chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng công nghệ hiện đại, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

Hiện nay các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu rất cao đăng ký đưa sản phẩm nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử; phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, có sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, hữu cơ, xác nhận theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực...

Từ đó, tập trung hỗ trợ, xây dựng điển hình nhằm dẫn dắt, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp qua sàn thương mại điện tử và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn thương mại điện tử (VNPost, ViettelPost) nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số.

Nguồn: nongnghiephuucovn.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top