Mục đích của cuốn sách là nhằm nêu lên những câu chuyện lịch sử trái ngược và áp lực về mặt địa chiến lược mà các quốc gia có tuyên bố chủ quyền phải đối mặt trong tranh chấp tại Biển Đông.
Cuốn sách điểm lại những sự kiện chính tại khu vực có liên quan tới Biển Đông trong 5 năm qua thu hút sự chú ý của quốc tế, đặc biệt sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Phán quyết nêu rõ rằng yêu sách của Trung Quốc về đường chín đoạn và tuyên bố về Vùng đặc quyền kinh tế đối với các đảo ở Biển Đông là hoàn toàn không phù hợp theo quy định của luật pháp quốc tế cũng như Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) 1982.
Các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông cũng đạt được tiến triển và giới quan sát cho rằng Trung Quốc có thể chấp nhận một số chuẩn mực khu vực và một quy trình hoạt động tiêu chuẩn có thể được hình thành.
Dự thảo COC đã hoàn thiện phần lớn về nội dung song khả năng đạt được đồng thuận chung dường như tan biến khi Trung Quốc bắt đầu tuyên truyền rằng Trung Quốc muốn đàm phán song phương với các bên tranh chấp hơn là chấp nhận đàm phán đa phương.
Trong khi đó, Mỹ bắt đầu đưa tàu tới Biển Đông và tiến hành hoạt động do thám và giám sát ở khu vực gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát, dẫn đến căng thẳng giữa hai cường quốc.
Các tuyên bố ngoại giao và yêu cầu chấp nhận an ninh hàng hải như một vấn đề nghị sự quan trọng đã gây ra những xích mích giữa Mỹ và Trung Quốc tại các diễn đàn khác nhau bao gồm Đối thoại Shangri-la, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
ASEAN đã cố gắng thể hiện vai trò của mình, giúp các bên tranh chấp khác nhau nhìn nhận đúng đắn vấn đề. Tuy nhiên, các nước chưa đạt được đồng thuận về vấn đề này nên ít đề cập đến Trung Quốc trong các thông cáo chung.
Các thể chế ở khu vực Đông Nam Á phản ánh mối quan tâm của các bên tranh chấp chính.
Lực lượng dân quân biển Trung Quốc và việc Trung Quốc gia tăng hiện đại hóa quân sự đã khiến các nước tranh chấp khác phải nâng cấp lực lượng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển.
Các tàu khảo sát hàng hải của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển, uy hiếp tàu tuần tra các nước bằng vòi rồng, thậm chí có thời điểm phá hủy tàu đánh cá của các nước khác.
Trung Quốc sau đó còn đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng tại khu vực tranh chấp.
Căng thẳng quân sự gia tăng ở Biển Đông kéo theo việc các cường quốc châu Âu điều tàu đến Biển Đông trong năm 2021.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng cùng với việc nhận định sẽ khó có thể thuyết phục Trung Quốc, chính phủ Philippines đã chấp nhận duy trì Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ vì an ninh hàng hải của quốc gia.
ASEAN cũng thông qua Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một trong những điểm nổi bật quan trọng là an ninh hàng hải sẽ giúp các nước ASEAN hợp tác mang tính xây dựng với các cường quốc đồng thời đảm bảo duy trì thương mại, giao thương hàng hải và tạo sự thông suốt cho dòng chảy năng lượng và các nguồn tài nguyên quan trọng khác trong khu vực.
Mỹ cùng với các nước trong Bộ Tứ (Quad) đã bắt đầu thảo luận về kiến trúc an ninh hàng hải và tổ chức diễn đàn Bộ Tứ cấp cao nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến lập trường ngang ngược và chiến thuật mang tính hăm dọa của Trung Quốc.
Nỗ lực của Mỹ nhằm đối trọng với sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI) của Trung Quốc và xây dựng một cấu trúc, kế hoạch thay thế hiện được biết đến với tên gọi “Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn (B3W)” - một sáng kiến do các nước G7 thực hiện.
Trong thời gian Ấn Độ giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các cuộc thảo luận và đối thoại đặc biệt của đã được tổ chức, trong đó nêu bật vấn đề an ninh hàng hải vốn là mối quan tâm của các cường quốc và Thủ tướng Việt Nam đã nhiệt thành kêu gọi các cơ quan, thể chế thuộc Liên hợp quốc xây dựng các quy tắc hợp tác và bảo vệ lợi ích của các nước nhỏ hơn ở Biển Đông trong bối cảnh khu vực hiện nay.
Cuốn sách này nhằm mục đích làm nổi bật những câu chuyện lịch sử xuất phát từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản và các bên liên quan khác.
Cuốn sách cũng nhấn mạnh thực tế rằng mối quan tâm mới có hiện nay của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở vững chắc về mặt lịch sử (như được minh họa trong các bản đồ trong cuốn sách) và do đó Biển Đông, ngư trường lớn thứ ba trên thế giới và có nguồn năng lượng dự trữ khổng lồ, nên được coi là một điểm nhấn quan trọng và là sân khấu của quyền lực chính trị quốc tế trong tương lai.