“Chìa khoá vàng 2022” vinh danh 26 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin

Ngày 9/12, tại Hà Nội, lễ công bố và trao tặng danh hiệu "Chìa khóa vàng 2022" đã được Hiệp hội An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam (VNISA) tổ chức.

IMG-2636.jpg

IMG-2636.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết: Qua 7 lần tổ chức, "Chìa khóa vàng" đã tiếp tục lựa chọn được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất sắc, góp phần phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) của Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn, làm chủ được nhiều dòng sản phẩm hơn. Tuy nhiên, cần nhìn nhận đây mới là những bước đi sơ khởi, ban đầu. Con đường làm chủ công nghệ, làm chủ sản phẩm, làm chủ thị trường ở phía trước của DN Việt Nam còn rất dài và nhiều khó khăn, thách thức.

IMG-2746.jpgIMG-2746.jpg
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại sự kiện

Theo số liệu của Cục ATTT, doanh thu hàng quý, hàng năm đối với sản phẩm nội địa và sản phẩm nước ngoài vẫn còn chênh lệnh, doanh thu sản phẩm nội địa chỉ mới đạt khoảng trên 50% so với doanh thu sản phẩm nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng: "Mặc dù đã làm chủ được trên 90% dòng sản phẩm, chúng ta chỉ mới chiếm lĩnh được khoảng 1/3 giá trị thị trường hiện tại". Do đó, mấu chốt là giải quyết được 2 vấn đề: Thị trường và sản phẩm. Thị trường là mở, là tuân theo quy luật cung cầu, do vậy, sản phẩm tốt, dịch vụ tốt sẽ được người dùng lựa chọn. Một sản phẩm tốt cần tốt về tính năng kỹ thuật, tốt về quy trình hỗ trợ nghiệp vụ, tốt về nhân sự hỗ trợ và tốt về giải quyết được vấn đề ATTT của Việt Nam.

IMG-2639.jpg

IMG-2744.jpg

Trao giải cho các doanh nghiệp an toàn thông tin có sản phẩm xuất sắc nhất

"Trong 4 yếu tố trên, tính năng kỹ thuật sẽ do thị trường khách quan đánh giá, tuy nhiên, sản phẩm Make in Viet Nam hoàn toàn có ưu thế tại 3 yếu tố còn lại. Chúng ta phải tận dụng được lợi thế này để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Mỗi một nhóm khách hàng đều có nhu cầu riêng, về điều kiện tiếp cận, về kỹ năng khác nhau và do vậy cần cách tiếp cận phù hợp. Các DN ATTT cần chủ động nắm bắt các nhu cầu đó của thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lưu ý.

Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT cho biết: Danh hiệu “Chìa khóa vàng” để vinh danh các DN ATTT Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ ATTT Việt Nam.

Năm 2022 là lần thứ 7 Chương trình bình chọn được triển khai và là năm thứ 3 chính thức mang tên "Chìa khóa vàng". Những năm vừa qua, Chương trình luôn thu hút được sự hợp tác, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức, DN ATTT Việt Nam và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Đặc biệt là sự bảo trợ của Bộ TTTT, sự phối hợp của Cục ATTT.

IMG-2743.jpg

IMG-2745.jpg

Trao giải cho các doanh nghiệp an toàn thông tin có sản phẩm xuất sắc 

Chương trình nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ và DN ATTT Việt Nam xuất sắc, tiêu biểu; góp phần hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của các DN, hưởng ứng chương trình "Make in Viet Nam" và Chiến lược bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chương trình "Chìa khóa vàng 2022" cũng góp phần thúc đẩy ứng dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số tại Việt Nam.

IMG-2742.jpg

Trao giải cho các doanh nghiệp an toàn thông tin có sản phẩm xuất sắc 

Năm 2022, VNISA đã lựa chọn và trao danh hiệu "Chìa khóa vàng" cho 26 sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu của 13 DN ATTT trong nước và 12 lượt doanh nghiệp ATTT xuất sắc.

IMG-2638.jpg

BTC chụp ảnh cùng các doanh nghiệp và đại diện khách mời

Về hạng mục sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, có 26 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp thuộc 13 DN, tổ chức được vinh danh, bao gồm: "Sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc" với 3 sản phẩm; "Sản phẩm ATTT triển vọng xuất sắc" với 6 sản phẩm; "Giải pháp công nghệ thông tin an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số (CĐS)" với 4 giải pháp; "Dịch vụ ATTT tiêu biểu" với 13 dịch vụ./.