Thuốc lá làm tổn hại thính giác lâu dài
Nghiên cứu mới nhất được thực hiện trên 4.000 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 53 đến 67. Những người này được kiểm tra thính giác, lối sống và nơi làm việc.
Tiến sĩ Erik Fransen tại Đại học Antwerp ở Bỉ cho biết khả năng nhận biết âm thanh ở tần số cao của những người hút thuốc và béo phì bị tổn hại đáng kể: "Sự suy giảm thính giác tỷ lệ thuận với mức độ hút thuốc và chỉ số cơ thể. Nó sẽ tồi tệ đi khi bạn hút liên tục trong hơn 1 năm. Ngoài ra, không giống như các bộ phận khác trong cơ thể, một khi đã bị tổn hại thì sẽ không thể hồi phục".
Các nhà nghiên cứu cho biết, hút thuốc và béo phì làm xáo trộn dòng máu chảy tới tai, gây thiếu oxy, đồng thời không loại bỏ được chất thải độc hại ra khỏi tai, vì vậy làm tổn thương thính giác.
Tổ chức hành động chống hút thuốc vì sức khỏe, nhận định đây sẽ là lời cảnh báo với những người hút thuốc trẻ tuổi: "Rất nhiều thanh niên cho rằng họ sẽ bỏ được thuốc khi về già và thoát khỏi những căn bệnh liên quan. Nhưng trong một số trường hợp, những tác động của việc hút thuốc đã diễn ra và không thể đảo lộn".
Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy: hút thuốc thụ động và hít phải khói thuốc lá gây ra điếc thần kinh giác quan nhẹ ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Điếc thần kinh giác quan liên quan đến việc hư hại xếp hàng của các tế bào lông trong ốc tai hoặc hư hại thần kinh thính giác. Không giống như mất thính giác liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa, điếc thần kinh giác quan hư hại nghiêm trọng, và hiện không thể điều trị được.
Vô số các hóa chất nguy hiểm trong khói thuốc lá, trong đó có formaldehyde, benzene, asen, vinyl clorua, ammonia và hydrogen cyanide, có thể ảnh hưởng đến cả nghe dẫn truyền (các dao động tai giữa) cũng như nghe tai trong bằng cách làm tổn hại đến các việc sắp xếp các tế bào lông trong ốc tai. Mất thính giác liên quan đến hút thuốc phụ thuộc vào số lượng thuốc hút.