Tin học về bản nghèo giúp thu hẹp khoảng cách số
Sự chênh lệch về đầu tư phí cho giáo dục có thể thấy rõ qua việc học sinh thành thị đều có phòng Lab riêng tại trường và đa số đều có máy tính riêng tại nhà, trong khi trẻ em vùng sâu vùng xa hầu như không có cơ hội tiếp xúc với máy tính.
Theo thống kê của Tổng cục dân số, chi phí cho giáo dục bình quân một em ở thành thị so với nông thôn có sự khác biệt lớn, gấp khoảng 3 lần.
Sự chênh lệch về đầu tư phí cho giáo dục có thể thấy rõ qua việc học sinh thành thị đều có phòng Lab riêng tại trường và đa số đều có máy tính riêng tại nhà, trong khi trẻ em vùng sâu vùng xa hầu như không có cơ hội tiếp xúc với máy tính.
Điều này đồng nghĩa với việc các em học sinh vùng sâu vùng xa mất đi nguồn kiến thức vô hạn cũng như kho thông tin giải trí bổ ích từ Internet.
Trong khi đó, phương thức đưa máy tính và kiến thức tin học đến với các đối tượng cần phổ cập cần được đa dạng hóa hơn nữa chứ không nên chỉ gói gọn trong các lớp học phổ cập không thường xuyên và các giáo trình tin học phát miễn phí.
Riêng với người dân những vùng sâu vùng xa, “Điều kì diệu mỗi ngày” sẽ tổ chức một đoàn xuyên Việt bằng xe gắn máy, trực tiếp mang máy tính và kiến thức tin học đến 100 điểm trên toàn quốc, hoàn toàn miễn phí giúp người dân Việt Nam có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với máy tính và công nghệ thông tin.
Các đoàn xe với sự tham gia của Intel, các đối tác cùng các tình nguyện viên sẽ chung tay giúp cho đội ngũ giáo viên, học sinh ở các địa bàn khó khăn tại mỗi điểm dừng và các khu vực lân cận có điều kiện tiếp cận với Internet, phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Thu hẹp khoảng cách số
Chương trình “Điều kì diệu mỗi ngày” được thực hiện tiếp nối những thành công trong hoạt động cộng đồng của Intel. Mục tiêu chính của chương trình là xóa bớt khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, tạo ra bước nhảy vọt từ rút ngắn khoảng cách số đến việc tạo ra “điều kì diệu mỗi ngày” cùng với chiếc máy tính.
Trước đó, năm 2011 đã chứng kiến hàng loạt những chương trình cộng đồng do Intel cùng các đối tác thực hiện hướng đến các đối tượng là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Có thể kể đến những chương trình gây nhiều tiếng vang và đạt được những thành quả đáng khích lệ như “Hành trình xanh”, “Máy tính cho cuộc sống”, quỹ “Máy tính cho em”, … với những con số vô cùng ấn tượng như 1000 tình nguyện viên tham gia phổ cập tin học, 32 tỉnh thành được chọn mở lớp phổ cập tin học, hơn 100 máy tính và phòng thực hành máy tính được trao tặng cùng hàng ngàn bộ giáo trình phổ cập tin học được phát miễn phí…