Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em

Thứ ba, 29/09/2020 15:52

Khói thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Ngoài ra, chúng còn gây hen phế quản ở người trẻ tuổi. Hút thuốc khi còn trẻ cũng dễ gây hen phế quản. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hít phải khói thuốc sẽ gặp phải các triệu chứng hen phế quản nghiêm trọng.

anh-huong-thuoc-la-tre-em.jpg

Hút thuốc lá thụ động là hít phải, khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại. Thuốc lá gây ra hơn 20 bệnh khác nhau cho người hút thuốc - trẻ em là những người hút thuốc thụ động, cũng sẽ mắc những bệnh này khi sống trong môi trường có khói thuốc.
 
Đặc biệt, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá tức hút thuốc lá thụ động,  có nguy cơ bị hen suyễn rất cao, đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm tăng đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như tần số các cơn suyễn.
 
Nghiên cứu của Hiệp hội Hô hấp châu Âu (ERS) cho thấy những người cha nghiện thuốc lá, ngay cả khi đã bỏ thuốc được nhiều năm, cũng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe đứa con từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
 
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 3 lần nếu người bố thường xuyên hút thuốc trước khi thụ thai. Tỷ lệ này cũng tương tự đối với mẹ hút thuốc.
 
Trẻ em chưa phát triển hoàn toàn, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể còn yếu. Khi mới sinh trẻ hít phải khói thuốc lá dẫn tới những bệnh như: giảm chức năng hô hấp, sức khỏe kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hay bị ho, thở khò khè, viêm tai giữa. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em, khi trẻ đã bị hen suyễn mà hít thở không khí có khói thuốc sẽ lên cơn hen nhiều hơn và bệnh cũng trầm trọng hơn.
 
Tác hại của thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ mà người lớn khi hít phải khói thuốc trong khoảng thời gian ngẵn sẽ hình thành các cục máu đông, làm tổn thương hệ thống mạch máu, có thể dẫn đến tử vong do tai biến mạch máu não. Những rủi ro gây ra bệnh tật do hít khói thuốc thụ động đứng hàng thứ ba, sau chủ động hút thuốc lá và nghiện rượu. Bởi vậy, mỗi người cần chủ động phòng chống khói thuốc lá: không hút thuốc, nên đi ra ngoài khi hút thuốc lá, đặc biệt không hút thuốc khi có trẻ em ở gần, nhất là trẻ sơ sinh.
 
Khói thuốc lá có tác hại đến người xung quanh nên người hút thuốc cần lưu ý. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá không cấm người hút, nhưng chỉ được hút đúng nơi quy định. Không hút thuốc trong bệnh viện, trường học, trong xe bus, không hút gần người già, trẻ em, phụ nữ có thai... Đó là biểu hiện của sự văn minh lịch sự, tôn trọng mình và người khác. Khi trẻ nhìn thấy người lớn hút thì có thể xem như hút thuốc là việc bình thường của người lớn, nên khi lớn lên trẻ dễ có khuynh hướng thử hút cho giống người lớn. Trẻ cũng có thể cho rằng hút thuốc không có hại vì bằng chứng là những người xung quanh hút mà không bị tác hại gì mà trẻ thấy được.
 
Đức Huy
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top