Cần tăng thuế thuốc lá để giảm số người hút thuốc

Thứ hai, 06/11/2017 15:52

Theo ước tính Việt Nam phải chi hơn 22 nghìn tỷ đồng cho việc mua thuốc lá hút trong năm 2012 và hơn 23 nghìn tỷ đồng (tương đương 0,9% GDP) để điều trị 5 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra. Như vậy, tổng số tiền chi cho mua và điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá ở nước ta chiếm gần 2% GDP của nền kinh tế mỗi năm. Con số này còn chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế do người hút thuốc giảm/mất khả năng lao động, thiệt hại do cháy nổ xảy ra khi hút thuốc và ô nhiễm môi trường…

tl2017-03.jpg

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một trong các sắc thuế quan trọng của hệ thống chính sách thuế, có vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng do tính chất có hại đối với sức khỏe cộng đồng hoặc gây ra một số vấn đề trong đời sống xã hội và điều tiết thu nhập của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ. Trong đó, thuốc lá và rượu bia là một trong những mặt hàng được Chính phủ quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB.

Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá với mức thuế suất đặc biệt cao với mục tiêu làm tăng giá bán qua đó gián tiếp giảm sản lượng tiêu thụ. Xu hướng chung trên thế giới là tăng thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá nhằm hạn chế tiêu dùng đồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Ở Việt Nam, Chính sách của Nhà nước đối với việc hạn chế sử dụng thuốc lá đã được quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có quy định: “Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

Do đó, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá là công cụ kinh tế hữu hiệu cần thiết bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và biện pháp hành chính, nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng thuốc lá, giảm nguy cơ bệnh tật và giảm các chi phí khám chữa bệnh của người bệnh và ngành y tế, chi phí xã hội do các căn bệnh này gây ra.

Bằng chứng từ các nước có chính sách thuế cao cho thấy, việc tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì thế, việc tăng thuế thuốc lá thường xuyên - được chứng minh là chính sách cùng thắng.

Tăng thuế làm giảm tiêu dùng

Thuế cao hơn sẽ được chuyển hóa vào giá và làm tăng giá thuốc lá. Người tiêu dùng phản ứng với sự tăng giá bằng cách giảm tiêu dùng. Trẻ vị thành niên, người nghèo, là những đối tượng nhạy cảm với giá hơn những người có thu nhập cao. Khi thuế tăng, giá thuốc lá tăng sẽ tạo động lực cho nhiều người trong nhóm này bỏ thuốc. Những người tiếp tục hút cũng sẽ cố gắng hút ít đi. Giá thuốc cao hơn cũng sẽ khiến nhiều người không bắt đầu hút thuốc.

Theo Ngân hàng thế giới (2003), trung bình giá một bao thuốc lá tăng 10% làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá 4% tại các nước có thu nhập cao và 8% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Tại Việt Nam, giá thuốc tăng 10% sẽ làm giảm tiêu dùng thuốc lá 5%.

Ngân hàng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Chính sách giá và thuế là một trong nhưng chính sách quan trọng nhất để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá và có vai trò chiếm tới 50% trong việc giảm cầu.
PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top