Cấm quảng cáo thuốc lá để bảo vệ trẻ em

Thứ năm, 05/01/2017 15:19

WHO kêu gọi các nước cấm mọi hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá để giúp giảm số lượng người sử dụng thuốc lá. Sử dụng thuốc lá gây tử vong gần 6 triệu người mỗi năm.

20170210-n1.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Cấm quảng cáo thuốc lá mang lại hiệu quả

Cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ thuốc lá, với các nước, đối với một số quốc gia đã thực hiện lệnh cấm đã cho thấy trung bình giảm 7% trong tiêu thụ thuốc lá.

Nghiên cứu cho thấy  khoảng 1/3 thanh thiếu niên hút thuốc do ảnh hưởng của các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá. Trên thế giới, 78% trẻ thanh thiếu niên từ độ tuổi 13-15 bị ảnh hưởng thường xuyên bởi quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá.

Tiến sĩ Margaret Chan , Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết sử dụng thuốc lá đứng đầu danh sách các mối đe dọa toàn cầu cho sức khỏe nhưng là hoàn toàn có thể phòng ngừa. Chính phủ các nước phải đặt ưu tiên hàng đầu để ngăn chặn ảnh hưởng của ngành công nghiệp thuốc lá đến thanh thiếu niên và phụ nữ.

Tiến sĩ Douglas Bettcher, Giám đốc Cơ quan Phòng chống những bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết hầu hết người sử dụng thuốc lá bắt đầu phụ thuộc vào thuốc lá trước khi 20 tuổi. Cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá một trong những biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ vị thành viên khỏi việc hút thuốc cũng như giảm sự tiêu thụ thuốc lá của người dân.

Đồng thời, Tiến sĩ Douglas Bettcher cảnh báo ngay cả khi lệnh cấm được đưa ra, ngành công nghiệp thuốc lá không ngừng tìm kiếm những chiến thuật mới để nhắm mục tiêu hướng đến những người hút thuốc tiềm năng bao gồm:

  • Tặng quà kèm theo những sản phẩm bán chạy như quần áo, đặc biết nhắm tới mục tiêu là giới trẻT
  • Tiếp thị "tàng hình" như tham gia lăng xê để ảnh hưởng đến người dân ở địa điểm như quán cà phê và câu lạc bộ đêm;
  • Sử dụng các phương tiện truyền thông mới và trực tuyến, chẳng hạn như các ứng dụng điện thoại thông minh và các cuộc thảo luận trực tuyến do các nhân viên công ty thuốc lá giả làm người tiêu dùng ủng hộ hút thuốc;
  • Sử dụng các sản phẩm thuốc lá và các nhãn hiệu trên phim ảnh và truyền hình, bao gồm các chương trình truyền hình thực tế…
  • Các hoạt động trách nhiệm xã hội như việc đóng góp cho tổ chức từ thiện.
"Đó là lý do tại sao lệnh cấm được thực hiện để mang lại hiệu quả hoàn toàn," Tiến sĩ Douglas Bettcher cho biết thêm.
 
Các quốc gia và lệnh cấm quảng cáo thuốc lá
 
Báo cáo về nạn dịch thuốc lá toàn cầu 2011 của WHO cho thấy chỉ có 19 quốc gia (chỉ chiếm 6% dân số thế giới) đã đạt đến mức cao nhất về hiệu quả trong việc cấm quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi và tài trợ. Hơn một phần ba của các nước có hạn chế tối thiểu hoặc không có gì cả.
Các nước đang tiến bộ mạnh mẽ trong cấm các hình thức còn lại của quảng cáo bao gồm Albania, Brazil, Colombia, Ghana, Iran, Mauritius, Panama và Việt Nam.
 
WHO ủng hộ các quốc gia thực hiện các nghĩa vụ theo Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC), đòi hỏi các bên đưa ra một lệnh cấm toàn diện các hình thức quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi và tài trợ trong vòng năm năm có hiệu lực của FCTC WHO đối với các bên.
 
Theo "Báo cáo tiến độ năm 2012 toàn cầu về thực hiện của FCTC WHO", 83 quốc gia đưa ra lệnh cấm toàn diện đối với các hính thức quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá. Các nước đã cấm trưng bày các sản phẩm thuốc lá tại các điểm bán hàng bao gồm Úc, Canada, Phần Lan, Ireland, Nepal, New Zealand, Na Uy, Palau và Panama, với Úc cũng đưa ra quy định đóng gói bao bì thô đối với các sản phẩm thuốc lá.
 
 
Một cuộc khảo sát gần đây về sử dụng thuốc lá ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy việc cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ kết hợp với các biện pháp cấm hút thuốc lá kiểm soát khác, đã góp phần giảm hơn 13% số người hút thuốc.
 
 
Thuốc lá gây tử vong hàng triệu người
 
Thuốc lá gây tử vong nửa số người hút thuốc. Đến năm 2030, WHO ước tính rằng thuốc lá sẽ giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm, 4/5 các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp mãn tính.
 
Hiệp ước toàn cầu đầu tiên cho sức khỏe
 
Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá là hiệp ước quốc tế đầu tiên đàm phán dưới sự bảo trợ của WHO và thể hiện cam kết của thế giới để hành động quyết liệt giảm thiểu sử dụng thuốc lá, nguyên nhân có thể phòng ngừa gây tử vong hàng đầu. Hiệp ước đã được thông qua vào năm 2003 và hiện có 176 gia thành viên, bao gồm 88% dân số thế giới.
Thục Anh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top