Tăng đầu tư chiều sâu cho 3 khu CNC Hòa Lạc, TP.HCM, Đà Nẵng

Một trong những định hướng phát triển khu công nghệ cao (CNC) là tăng cường đầu tư chiều sâu, tiếp tục hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cho các khu CNC quốc gia gồm: khu CNC Hòa Lạc, khu CNC TP.HCM, khu CNC Đà Nẵng.

img
 
Ngày 8/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 792 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.
 
Mục tiêu của Quy hoạch này là nhằm hình thành các khu CNC trên toàn quốc, trong đó hạt nhân là các khu CNC quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển CNC phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, vùng miền; góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng CNC trong các sản phẩm hàng hóa và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 
Theo Quy hoạch, từ nay đến năm 2030, sẽ thành lập mới một số khu CNC do tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNC, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy phát triển KHCN trong cả nước.
 
Về định hướng phát triển khu CNC, cùng với việc tăng cường đầu tư chiều sâu tiếp tục hoàn thiện xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại các khu CNC quốc gia (gồm khu CNC Hòa Lạc, khu CNC TP.HCM và khu CNC Đà Nẵng), Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng thành lập các khu CNC do tỉnh,TP trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, nhất là nguồn vốn triển khai, gồm: khu CNC sinh học Hà Nội; khu CNC chuyên ngành sinh học Đồng Nai; khu CNC Ascendas-Protrade, tỉnh Bình Dương.
 
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập khu CNC, xây dựng đề án gửi Bộ KH&CN tổ chức thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
 
“Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” cũng đề ra 7 giải pháp chủ yếu. Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với khu CNC; tăng cường phân công, phân cấp đối với chính quyền tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trong quản lý khu CNC.
 
Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, cụ thể như: khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong và ngoài khu CNC; phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong các khu CNC; hoàn thiện cơ chế, ban hành mới các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ các cán bộ quản lý và chuyên gia làm việc trong khu CNC hoạt động khoa học công nghệ, thực hiện nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao; trong đó đặc biệt là chế độ lương thỏa đáng cho cán bộ quản lý, chuyên gia khoa học thực hiện nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
 
Đồng thời, tăng cường thu hút các tổ chức, cá nhân, chuyên gia giỏi của các nước tiên tiến tham gia đầu tư, hợp tác, liên kết với khu CNC để đào tạo cán bộ, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật cao; đặc biệt trọng dụng, thu hút các nhà khoa học trẻ, tài năng làm việc tại các khu CNC.
 
Về nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch, bên cạnh việc ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của các khu CNC quốc gia, sẽ đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, khuyến khích xã hội hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển các khu CNC.
 
Với các khu CNC do các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa, hình thức và tổng mức đầu tư sẽ do các tỉnh, TP 
 
Nguồn: (theo ictnews.vn)