Quảng Trị: Nông dân liên kết với doanh nghiệp để tránh bị tư thương ép giá

Cam Lộ là vùng chuyên canh cây cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Trị, với hơn 2.700 ha, trong đó có gần 1.000 ha đã đi vào khai thác. Trước kia, mủ cao su của bà con thường bị tư thương ép giá. Nhưng kể từ năm 2012, khi Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ đi vào hoạt động, với các chính sách hỗ trợ phù hợp trong thu mua, chuyển giao kỹ thuật, tình trạng này đã được chấm dứt.

img

Ảnh minh họa

Không còn cảnh phải bị tư thương ép giá như trước đây, từ tháng 8 năm 2012 bà nông dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp đưa sản phẩm mủ cao su của mình đến bán trực tiếp cho  nhà máy hoặc các đại lý thu mua của nhà máy ngay tại vườn.

Ông Nguyễn Võ Thắng, Xã Cam Nghĩa - Cam Lộ - Quảng Trị, cho biết: “Trước đây khi chưa hình thành nhà máy chế biến cao su sản phẩm mũ cao su bán rất khó ,nếu thu hoạch sớm thì họ mua chiều thì họ khôgn mua bà con phải để mủ đông . Khi có nhà máy thu mua nhanh chính xác và thanh toán tiền liền cho bà con.”

Do tạo dựng được niềm tin với nông dân, nên từ tháng 8 năm 2012 đến  tháng 10 năm 2013 Nhà Máy chế biến cao su Cam Lộ Quảng Trị đã thu mua trên 80% sản phẩm mủ cao su của ngừoi dân  trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Cam Chính - Cam Lộ - Quảng Trị, cho biết : Khi có nhà máy muốn hay không  muốn  muón cơ quan chức năng và chính quyền cũng phải kích cầu giúp dân tiếp tục phát triển cây cao su phục vụ sản phẩm cho nhà máy Chắc chắn đời sống người dân sẽ ổn định, cây cao su sẽ trở thành cây mũi nhọn cùng với cây tiêu của địa phương.

Không chỉ giải quyết việc làm ổn định cho trên 50 công  nhân địa phương với thu nhâp bình quân  từ 4 đến 5 triệu đồng  tháng, nhà máy chế biến cao su Cam Lộ đi vào hoạt động ổn định còn  tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch lao động, định hình cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong quá trình  xây dựng nông  thôn mới ở các xã vùng gò đồi vùng núi giàu tiềm năng của huyện Cam Lộ.

Ông Hồ Tât Quyện, Giám đốc Nhà máy Chế biến cao su Cam Lộ - Quảng Trị nói về các vấn đề nhà máy sẽ hỗ trợ cho nông dân: “Hướng tới nhà máy sẽ hỗ trợ cho nông  dân 3 vấn đề chính :thứ nhất  dịch kỹ thuật thâm canh giúp nông  dân nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Thứ hai  nhà máy hỗ trợ cho nông dân làm mái che cho cây cao su .Thứ 3 tạo điều kiện tốt nhất  cho nông dân nắm bắt giá thị trường đừng bị  chèn ép giá .”

Người nông dân được hỗ trợ trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật thâm canh  đã tạo  nên mối quan hệ tốt đẹp cùng nhau phát triển sản xuất theo hướng bền vũng  và lâu dài giữa 2 nhà: Nhà nông  và Nhà doanh nghiệp.

Nguồn: Theo http://vtc16.vn/