Sự giao thoa 5G, bảo mật và IoT 2.0

Thế giới đang nhanh chóng tiếp cận việc áp dụng rộng rãi AI và 5G. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) cũng đang nhận thấy được những lợi ích về tăng trưởng, năng suất, bảo mật và hoạt động trong lĩnh vực này.

20220827-t60.png

Những năm gần đây, những tiến bộ to lớn trong trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và mạng di động đang ngày càng có sức ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Việc triển khai 5G cùng với AI phức tạp hơn hoặc công nghệ dựa trên AI hiện cung cấp những khả năng vô hạn trong thế giới kinh doanh.

Khi nói đến bảo mật, đám mây và IoT đã đặt nền móng cho các hệ sinh thái bảo mật tự duy trì, bảo mật cao, cung cấp phạm vi bảo mật vật lý toàn diện. Giờ đây, với việc bổ sung 5G với kết nối nhanh hơn, an toàn hơn và ổn định hơn giữa các thiết bị so với các thiết bị tiền nhiệm cho phép các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu và giao tiếp nhanh hơn bao giờ hết.

Trong Báo cáo xu hướng (Trends Report) 2022 mới nhất từ STANLEY Security, 48% người được hỏi cho biết DN của họ đã áp dụng 5G và 48% thấy được lợi ích của 5G và mong muốn áp dụng.

Những tiến bộ này trong các kết nối giữa những thiết bị hỗ trợ IoT sẽ thay đổi cách các DN và tổ chức hoạt động và với những phát hiện nghiên cứu ở trên, sự bùng nổ trong việc sử dụng 5G là điều gần như chắc chắn.

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ năm

Thế giới đang nhanh chóng tiếp cận việc áp dụng rộng rãi AI và 5G, được coi là cuộc CMCN lần thứ năm với sự quan tâm rộng rãi. Các nhà lãnh đạo DN cũng nhận ra nhiều lợi ích mà công nghệ này có thể mang lại về tăng trưởng, năng suất và bảo mật cũng như vô số thông tin cụ thể mà họ có thể "mở khóa". 5G vận hành để cải thiện việc triển khai và mở rộng các thiết bị IoT sáng tạo và hỗ trợ sự phát triển liên tục của chúng như một tài sản chính để tác động và phát triển DN.

Các tổ chức đang tìm cách cải thiện bảo mật nên tận dụng công nghệ 5G để giải quyết tức thời những thách thức về y tế và an toàn. Một trong những thách thức lớn đối với việc triển khai số lượng lớn các thiết bị IoT trước đây là mở rộng quy mô một cách hiệu quả. Các thiết bị IoT và công nghệ bảo mật tiên tiến có thể cung cấp khả năng hiển thị nâng cao về sự an toàn tài sản và con người của tổ chức nhưng yêu cầu luồng dữ liệu phải nhanh, tin cậy và an toàn để hoạt động. Những yếu tố này hoàn toàn khả dụng với sự xuất hiện của 5G.

Ví dụ, bằng cách triển khai hệ thống định vị thời gian thực (công nghệ RTLS) trong một hệ sinh thái bảo mật được kết nối 5G, các nhóm bảo mật và lãnh đạo DN có thể thu thập dữ liệu thời gian thực về việc sử dụng các thiết bị của tổ chức, nhận được những cập nhật liên tục về vị trí và bảo mật tài sản trong khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu. Theo dõi các mặt hàng có giá trị cao trong một cơ sở hoặc trong toàn bộ chuỗi cung ứng với cảnh báo của nhân viên trong trường hợp thay đổi địa điểm, có thể giúp giữ an toàn cho kho hàng.

Ngoài việc bảo vệ tài sản, sử dụng công nghệ RTLS (được hỗ trợ bởi khả năng truy cập và kết nối tỷ lệ rộng của 5G) có thể được sử dụng để tăng cường an toàn cho người lao động. Thẻ RTLS đóng vai trò như một cảnh báo cá nhân có thể đeo được, giúp xác định vị trí của một nhân viên dễ bị tấn công, kích hoạt sự can thiệp nhanh chóng của đồng nghiệp và nhân viên an ninh. Nếu một nhân viên đang gặp khó khăn, một lần nhấn nút có thể truyền trực tiếp vị trí của một người đến bộ phận bảo mật, cho phép phản hồi nhanh chóng.

Ngoài các vấn đề an ninh

Sự giao thoa của 5G, bảo mật và IoT không chỉ mang đến những cải tiến về bảo mật mà những tiến bộ công nghệ này còn mang đến cơ hội tăng trưởng và phát triển mở rộng cho các tổ chức. Trong thời điểm mà khả năng phục hồi kinh doanh là yếu tố then chốt thì các tổ chức cần phải thích ứng để tồn tại, các giám đốc điều hành bảo mật và các nhà lãnh đạo DN khác nên tìm cách khai thác nhiều giá trị từ các khoản đầu tư hiện có. Việc triển khai 5G có thể giúp thúc đẩy những tiến trình này.

Việc sử dụng công nghệ RTLS trong mạng IoT được củng cố bởi kết nối 5G có thể cho phép các nhóm CNTT, quản lý hoặc thống kê xác định vị trí thiết bị nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian ghi nhật ký hàng tồn kho tại mọi thời điểm và lập tức thông báo cho nhân viên khi hết hàng hoặc gặp sự cố. Các tổ chức có thể nhanh chóng xác định kho hoặc xác định thiết bị bị lỗi trước khi quá muộn, nâng cao năng lực quản lý rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của họ.

Việc áp dụng 5G cũng sẽ tạo ra một thế hệ giám sát môi trường mới cho các tổ chức. Ví dụ, với việc giám sát môi trường, các DN có thể đảm bảo rằng hàng hóa dễ hư hỏng không bị hư hỏng khi chúng đi qua chuỗi cung ứng bằng cách cảnh báo cho nhân viên về những thay đổi về độ ẩm hoặc nhiệt độ đang ở mức không an toàn. Trong những trường hợp này đòi hỏi các thiết bị phải giao tiếp nhanh chóng và liền mạch mà không có vấn đề về độ trễ và đây là những giá trị mà 5G sẽ mang lại.

Đây là thời điểm thú vị cho ngành bảo mật với sự giao thoa của 5G và IoT, tạo cơ hội cho mạng lưới hệ thống bảo mật ngày càng phong phú và mạnh mẽ, hỗ trợ các DN phát triển và bảo vệ tài sản của họ. Và khi các thiết bị trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn và ít tốn kém hơn, số thiết bị IoT cũng sẽ tăng theo cấp số nhân, tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các giám đốc điều hành bảo mật và lãnh đạo DN, giúp bảo vệ và tối ưu hóa hoạt động của họ./.

Nguồn: Theo https://ictvietnam.vn