Thị trường quản lý lỗ hổng và bảo mật đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2027

Theo một báo cáo mới về thị trường quản lý lỗ hổng và bảo mật toàn cầu do KBV nghiên cứu công bố, quy mô thị trường quản lý lỗ hổng và bảo mật toàn cầu dự kiến sẽ đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,1% trong giai đoạn dự báo.

C2BAB6AA-015E-46F5-8FA8-227B05FF22A3.png

 Việc quản lý bảo mật và lỗ hổng sẽ dựa vào quá trình xác định, phân tích và loại bỏ các lỗ hổng trong liên kết mạng phần cứng hoặc phần mềm. Hệ thống quản lý lỗ hổng bảo mật dựa vào sự trợ giúp của các hệ thống kiểm thử và công nghệ để tìm ra những điểm yếu, các lỗ hổng để xác định và tránh các điểm yếu không mong muốn cũng như thông báo tới khách hàng.

Việc áp dụng IoT và các xu hướng đám mây ngày càng gia tăng gây tổn thất tài chính ngày càng cao do không có các giải pháp quản lý lỗ hổng và bảo mật tích hợp. Điều này cho thấy sự phát triển trong tương lai của các giải pháp này. Hơn nữa, sự gia tăng các lỗ hổng bảo mật và yêu cầu tuân thủ chuẩn quy định nghiêm ngặt về quyền dữ liệu riêng tư là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo mật và quản lý lỗ hổng bảo mật trên toàn thế giới.

Hơn nữa, sự tăng trưởng của các giải pháp quản lý lỗ hổng và bảo mật cũng tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng các mối đe dọa và tội phạm mạng.

Theo dự báo, phân khúc các dịch vụ đạt sẽ đạt mức CAGR cao nhất với hai dạng các dịch vụ được quản lý và dịch vụ chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, các dịch vụ bảo mật và quản lý lỗ hổng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Yếu tố thúc đẩy là vì phân khúc chăm sóc sức khỏe đang chứng kiến sự gia tăng về vi phạm danh tính và vi phạm dữ liệu vì nhiều người dùng vẫn phải duy trì việc truy cập các dữ liệu bảo mật.

Về doanh thu trong lĩnh vực này, Bắc Mỹ sẽ chiếm được thị phần doanh thu cao nhất bởi sự hiện diện của nhiều nhà cung cấp về các giải pháp quản lý lỗ hổng và bảo mật cũng như việc triển khai sớm các giải pháp này.

Ảnh hưởng của COVID-19

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã buộc các công ty với nhiều quy mô khác nhau áp dụng mô hình làm việc từ xa. Do vậy mà hệ sinh thái Internet trở nên quan trọng trên toàn thế giới. Nhu cầu phải cấp quyền truy cập dữ liệu của công ty cho các nhân viên từ xa trở nên cần thiết. Điều này đã làm tăng nguy cơ lỗ hổng, buộc các công ty phải áp dụng các giải pháp quản lý bảo mật và lỗ hổng để ngăn chặn tổn thất về tiền tệ và dữ liệu.

Các yếu tố làm tăng trưởng thị trường quản lý lỗ hổng và bảo mật

Mất dữ liệu riêng tư và mất tiền gia tăng

Nhiều công ty đang tập trung cao độ vào việc triển khai một số công nghệ tiên tiến như lưu trữ đám mây, tính di động của doanh nghiệp và ảo hóa để tăng năng suất. Với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến như lưu trữ ảo và đám mây, các công ty hiện có thể hoạt động hiệu quả theo thời gian thực nhờ dữ liệu cá nhân được truy cập qua các thiết bị như di động hoặc máy tính bảng. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng khả năng bị đánh cắp và mất dữ liệu.

Để ứng phó với những vấn đề này, các công ty cần đến những giải pháp quản lý lỗ hổng, xác định cấu hình sai liên quan đến quyền truy cập cổng tường lửa, Windows Defender, quyền quản trị, nhiều giải pháp phát hiện chống vi-rút khác, tăng cường máy chủ web và chính sách mật khẩu mạnh.

Ngày càng có nhiều rủi ro về tội phạm mạng và các mối đe dọa mạng

Việc áp dụng các giải pháp quản lý bảo mật, quản lý lỗ hổng bảo mật và quản lý rủi ro đã tăng lên do sự gia tăng đáng kể của tội phạm mạng và các mối đe dọa mạng. Ngoài ra, với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng như vi phạm dữ liệu, tấn công DDoS và virus máy tính thì các công ty cũng đang triển khai rất nhiều giải pháp bảo mật và quản lý lỗ hổng để bảo vệ dữ liệu của họ khỏi các hoạt động rủi ro.

Hơn nữa, việc triển khai quản lý rủi ro, quản lý lỗ hổng bảo mật và quản lý bảo mật đã tăng lên do số lượng các mối đe dọa mạng và tội phạm mạng ngày càng tăng./.

Nguồn: Theo ictvietnam.vn