Quảng Trị: Triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển cây ăn quả chủ lực

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là việc phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ Nhật Bản và Israel; nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị để khai thác có hiệu quả tiềm năng, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

2021128-u5.jpg

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là việc phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo công nghệ Nhật Bản và Israel; nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị để khai thác có hiệu quả tiềm năng, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cao đặc biệt là công nghệ 4.0 (sử dụng máy bay không người lái (Drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng điện thoại thông minh để chăm sóc, bón phân cho cây trồng;…) vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí nhân công, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích… là vấn đề đang còn quá mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 190-KH/TU ngày 13/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần tứ tư; Kế hoạch số 5807/KH-UBND ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 190-KH/TU ngày 13/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; để xây dựng các mô hình điểm ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tham quan, học tập và nhân rộng trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh đồng ý triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 (cụ thể là IOT) trên các mô hình sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với quy mô 05 ha tại huyện Cam Lộ và mô hình sản xuất dưa lưới, rau, quả các loại có giá trị kinh tế cao với quy mô 500m2/vườn tại huyện Triệu Phong và thành phố Đông Hà.

Hệ thống tưới nhỏ giọt được đưa vào thị trường Việt Nam từ năm 2001 và ứng dụng rộng rãi vào nền nông nghiệp nước ta. Thực tế cho thấy, đã có nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt bằng công nghệ Israel và bước đầu khẳng định được hiệu quả kinh tế cao. Việc áp dụng công nghệ cao này sẽ là tiền đề để phát triển cây ăn quả chủ lực có chất lượng cao, ổn định, phù hợp với định hướng từng loại sản phẩm đầu ra, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.