Mã hóa trong bảo vệ dữ liệu

Mã hóa đóng vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh các vụ tấn công mạng diễn ra liên tục và tăng dần về số lượng.

20211112-ta3.jpg

Nghiên cứu mới đây của Mimecast tiết cho thấy, bọn tội phạm mạng sử dụng các phương thức lừa đảo ngày càng phức tạp khiến tình hình an ninh mạng khó nắm bắt và vận hành thông thường. Điều này không có gì ngạc nhiên khi mà hầu hết các cuộc tấn công mạng thành công đều là do lỗi của con người.

Một dịch vụ email an toàn có thể giúp tạo ra các giao thức đảm bảo an ninh mạng, chẳng hạn như các email được mã hóa sẽ giúp các nhân viên dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tuân thủ tính bảo mật. Sự thay đổi trong tuân thủ để đảm bảo an ninh mạng có thể tạo ra nhiều sự khác biệt trong việc đảm bảo an toàn cho tổ chức của bạn.

Vai trò của mã hóa

Mã hóa đóng vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh các vụ tấn công mạng diễn ra liên tục và tăng dần về số lượng.

Mã hóa được sử dụng cho hai mục đích. Một là để bảo vệ "dữ liệu ở trạng thái nghỉ", được lưu trữ trên thiết bị như máy tính, smartphone… Hình thức mã hóa này về cơ bản tạo ra một "két an toàn" cho dữ liệu của bạn mà chỉ có thể mở khóa bằng mật mã. Sẽ rất hữu ích nếu có lớp bảo vệ này, trong trường hợp ai đó nắm được thiết bị vật lý thì họ cũng không thể truy nhập được dữ liệu lưu trên thiết bị đó.

Mã hóa cũng được sử dụng để bảo vệ "dữ liệu trong quá trình chuyển giao", đặc biệt là các email chuyển qua Internet. Trong trường hợp này, bạn có thể nghĩ mỗi bên trao đổi  các khóa (keys) cho phép họ đọc được trao đổi mà không phải truy nhập vào bất cứ bên nào khác. Đây gọi là mã hóa cuối tới cuối (end-to-end) - chỉ đầu cuối mỗi bên của cuộc trao đổi thông tin mới có quyền tiếp cận thông tin.

Nếu mã hóa dễ dàng như vậy, tại sao mọi người không thực hiện?

Việc mã hóa dữ liệu là điều cần thiết để chúng ta có thể tăng tính bảo mật cho dữ liệu, đặc biệt là những kiểu dữ liệu mật, thông tin tài khoản cá nhân. Vấn đề là nếu bạn không sử dụng dịch vụ email an toàn thì việc mã hóa không dễ dàng thiết lập được.

Ví dụ bạn có thể khởi chạy mã hóa cuối-tới-cuối trên dịch vụ của nhiều nhà cung cấp email như Outlook hoặc Gmail, nhưng việc thiết lập đó thường là một quá trình kéo dài và phức tạp. Các dịch vụ email bảo mật giúp việc bật và tắt mã hóa dễ dàng hơn nhiều, thường chỉ bằng một lần bấm nút.

Nhận thức truyền cảm hứng cho hành động

Bạn đã bao giờ bắt gặp một liên kết lạ và tự hỏi điều tồi tệ nhất xảy ra khi nhấp vào nó là gì chưa?

Nếu chưa từng nắm bắt kiến thức bảo mật nào, thì hậu quả của việc nhấn vào một liên kết đáng ngờ là khó tưởng tượng. Có nhiều khả năng bạn sẽ nhận một email nào đó được cho là của "giám đốc điều hành" bởi có sự chứng thực của khuôn mặt.

Hầu hết phương thức tấn công cơ bản vào mã hóa hiện nay là brute force, tấn công bằng cách thử tất cả các chuỗi mật khẩu có thể để tìm ra mật khẩu. Có thể giảm thiểu xác suất mở khóa bằng cách tăng chiều dài, độ phức tạp của khóa. Mã hóa càng mạnh thì tài nguyên cần để thực hiện tính toán sẽ tăng lên, cần nhiều thời gian và vật lực hơn để phá mã.

Ngoài ra, các phương pháp phá vỡ mã hóa khác bao gồm tấn công kênh bên/phụ (Side-Channel Attack) và phân tích mật mã. Tấn công kênh bên xảy ra sau khi việc mã hóa hoàn tất thay vì tấn công trực tiếp vào mã hóa. Những cuộc tấn công này có khả năng thành công nếu có lỗi trong thiết kế hệ thống hoặc thực thi. Tương tự như vậy, phân tích mật mã sẽ tìm điểm yếu trong mã hóa và khai thác nó. Kiểu tấn công này có thể thành công nếu có lỗ hổng trong mật mã.

Các cuộc tấn công lừa đảo phổ biến này đã dẫn đến các xâm phạm bảo mật lớn, gây tốn kém hàng triệu USD trong thời gian ngừng hoạt động (downtime), đòi tiền chuộc hoặc khôi phục thông tin bị xâm phạm.

Việc ăn cắp dữ liệu từ chính trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp (tổ chức) cũng đã được chứng minh khá rõ bằng hình thức công khai rao bán dữ liệu khách hàng ở mọi lĩnh vực trên Internet. Các dữ liệu cá nhân này rất chi tiết và đầy đủ, chứng tỏ nó phải đến từ người của tổ chức sở hữu những thông tin này.

Và khi càng trao cho nhân viên nhiều quyền để phòng vệ cho tổ chức của mình khỏi cuộc tấn công mạng thì họ sẽ chủ động hơn. Tổ chức, doanh nghiệp thậm chí có thể bắt đầu thấy các nhân viên nhắc nhau mã hóa các email theo cách họ nhắc nhau khóa cửa.

Ngay cả khi mọi người đều hiểu tại sao mã hóa lại quan trọng, nhưng nếu các giao thức mã hóa khó thiết lập hoặc sử dụng, nhân viên và các kết nối của bạn có thể sẽ không sử dụng chúng.

Dịch vụ email an toàn là một nền tảng cho tổ chức của bạn để thành công. Khi an ninh mạng dễ hiểu và dễ thực hiện thì việc giữ an toàn cho tổ chức của bạn trở thành việc mang tính tự nhiên thứ hai giống như việc khóa các cửa.

Có rất nhiều cách mã hóa dữ liệu khác nhau và tất cả đều có một khóa dữ liệu cho riêng mình. Một thuật toán mã hóa được coi là mạnh khi nó không thể bị giải mã bởi sức mạnh tính toán của bất kỳ phần cứng thực tế đang có sẵn nếu không có khóa dữ liệu cần thiết. Chính vì vậy, bảo vệ và quản lý khóa dữ liệu là một yếu tố sống còn của mọi phương pháp mã hóa dữ liệu.

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các tổ chức đều tập trung chú trọng bảo mật hệ thống dữ liệu thông tin khỏi các cuộc tấn công bên ngoài mà đôi khi bỏ qua nguy cơ hệ thống dữ liệu này bị xâm phạm bởi chính trong nội bộ tổ chức. Việc mã hóa dữ liệu là điều cần thiết để chúng ta có thể tăng sự bảo mật hơn cho tài liệu, đặc biệt là những kiểu tài liệu mật, thông tin tài khoản cá nhân. Và một việc đơn giản hóa khi tuân thủ là xây dựng nhận thức và thói quen lành mạnh./.