Phụ nữ hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư vú

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá thụ động thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 27% so với những phụ nữ không chịu tác động của loại chất gây nghiện này.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp. Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.  Mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.500 phụ nữ mới mắc bệnh ung thư vú, chiếm 25% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới và nghiêm trọng hơn, độ tuổi mắc ung thư vú ngày càng trẻ hóa.
 
Theo Bộ Y tế, năm 2010 cả nước có 12.533 trường hợp mắc ung thư vú và ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 22.612 trường hợp. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp, nếu được phát hiện sớm sẽ mang lại nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
 
Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi tới hơn 80%; ở giai đoạn 2, tỉ lệ này là 60%; sang giai đoạn 3 khả năng khỏi hẳn thấp và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ nhằm để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn mà thôi. Mỗi năm có khoảng 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú.
 
Trong đó, hút thuốc lá thụ động cũng được xem là yếu tố gây ung thư vú. Việc hút thuốc lá (chủ động hay bị động) không phải là nguyên nhân chính yếu gây ung thư vú. 
 
Theo ước tính điều tra của Chương trình Phòng chống Thuốc lá Việt Nam hiện nay thì nước ta đã lọt top 15 nước có số người hút thuốc cao nhất thế giới, với khoảng 47,5%, tức là cứ hai người đàn ông của gia đình Việt thì lại có một người đang hút thuốc và vô tình hại chính những người thân yêu nhất của mình.
 
Các nhà khoa học ngày nay đã công nhận thói quen hút thuốc của đàn ông đang làm hại phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư thậm chí đến 90% - và đó lại là những loại ung thư rất nguy hiểm.
 
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá thụ động thường xuyên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 27% so với những phụ nữ không chịu tác động của loại chất gây nghiện này.
 
Để làm rõ hơn mối quan hệ của khói thuốc với nguy cơ mắc ung thư vú các nhà khoa học thuộc Đại Học Tây Viginia của Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu những phụ nữ không hút thuốc nhưng sống trong môi trường có nhiều người hút thuốc cũng bị mắc ung thư. Theo đó những phụ nữ phải ngửi mùi thuốc lá 10 năm thơ ấu, và 10 năm tại nơi làm việc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác khoảng 32%.