Vì sao không được hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông?

Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá), trong đó quy định cấm hút thuốc trên ô tô, tàu bay, tàu điện; cấm hút thuốc ở các khu vực trong nhà tại bến tàu, bến xe, nhà ga, bến cảng. trên các phương tiện giao thông là tầu thủy, tàu hỏa phải có khu vực dành riêng cho người hút thuốc. Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải đã có hướng dẫn quy định về không hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông.

Việt Nam nằm trong 15 nước dẫn đầu thế giới về số người hút thuốc

Theo điều tra toàn cầu năm 2010 về tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (từ 15 tuổi tỉ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47.4%. Trong khi đó, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Tại các nước phát triển, tỷ lệ hút thuốc lá đang giảm đi trong những thập kỷ qua, ngược lại, tại các nước đang phát triển việc sử dụng thuốc lá có xu hướng gia tăng.
Với tỷ lệ này, Việt Nam là một trong 15 nước dẫn đầu thế giới về số người hút thuốc. tỷ lệ hút thuốc lá cao và thói quen hút thuốc trong nhà là nguyên nhân dẫn đến việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng khá cao, Việt Nam hiện có 33 triệu người (67,6%) không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và 5 triệu người (49%) bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nơi làm việc. theo điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002, trên 70% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình có người hút thuốc. Kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13 – 15 tuổi năm 2007 (GytS 2007) cho thấy có gần 60% học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà và trên 70% bị hút thuốc thụ động tại nơi công cộng.
 
Ảnh hưởng của thuốc lá đến những người xung quanh
Khói thuốc lá chứa khoảng từ 1/3 - 1/2 lượng Nicotin của thuốc lá đã hút. Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có carbon oxyt, khí carbonic, axit xyanhydric, axit axetic, propionic, valerianic, butyric; amoniac kèm theo methylamin và những amin khác, những bazơ pyridic và đặc biệt một lượng nhỏ coliđin, chất có mùi thơm nhưng rất độc và các chất gốc phenol. Như vậy, khói thuốc lá thải ra có độc tính khác hẳn tính độc của thuốc lá. Đặc biệt các bazơ pydiric là độc hại nhất, còn coliđin thì 1/20 giọt đã đủ giết chết một con ếch.
 
Khói thuốc lá chiếm 4% khối lượng điếu thuốc, trong đó chứa những chất nguồn gốc thực vật chưa cháy hết, các hydrocarbua thơm như benzopren là chất gây ung thư mạnh nhất (mỗi điếu thuốc lá có 40 - 50 mg chất này). Phụ nữ có chồng hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc bệnh phổi cao hơn phụ nữ có chồng không hút thuốc. Để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, giữ một môi trường không khí trong lành cần nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phòng họp, hội trường, rạp hát... đặc biệt là nơi có nhiều trẻ em, có đông phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai; đồng thời bố trí chỗ riêng cho người nghiện giải được cơn thèm thuốc.
Người không hút thuốc lá nhưng hít thở phải khói thuốc lá vẫn có thể mắc các chứng bệnh của người hút thuốc lá như: viêm phế quản mãn, giãn phế nang, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn khi thai nghén, sinh đẻ và một số bệnh khác.
 
Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030.
Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật Pcth thuốc lá), trong đó quy định cấm hút thuốc trên ô tô, tàu bay, tàu điện; cấm hút thuốc ở các khu vực trong nhà tại bến tàu, bến xe, nhà ga, bến cảng. trên các phương tiện giao thông là tầu thủy, tàu hỏa phải có khu vực dành riêng cho người hút thuốc.