Phương pháp khảo sát và thu thập thông tin

Để có thông tin khảo sát, Ban Thư ký ITU gửi thông báo đến tất cả các Quốc gia thành viên để yêu cầu họ cung cấp thông tin khảo sát theo mẫu của ITU. Với hình thức này, mỗi thành viên cần phải cử một đầu mối đại diện, có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thức cho Ban Thư ký ITU. Việc cung cấp thông tin khảo sát có thể thực hiện trực tuyến theo hướng dẫn của ITU.
 
Phương pháp khảo sát thực hiện qua hình thức thu thập thông tin khảo sát từ nguồn chính thống và nguồn thứ cấp.
 
Nguồn chính thống được thu thập thông qua các quốc gia đã có đầu mối chính thức và chủ động cung cấp bản thông tin khảo sát theo yêu cầu của ITU. Dữ liệu từ nguồn này sẽ được ITU xác minh thông qua hình thức yêu cầu thành viên cung cấp thông tin liên quan hoặc tra cứu trên Internet.
 
Nguồn thứ cấp được là nguồn được sử dụng đối với các thành viên không gửi thông tin khảo sát theo yêu cầu của ITU. Theo cách này, ITU sẽ thu thập các thông tin từ các nguồn công khai hoặc từ các nhóm chuyên gia, các cơ quan, tổ chức tham gia đóng góp như: World Bank and Red Team Cyber, FIRST, Indiana University, INTERPOL, ITU-Arab Regional Cybersecurity Centre in Oman, Korea Internet & Security Agency, NTRA Egypt, The Potomac Institute of Policy Studies, UNICRI, University of Technology Jamaica and UNODC.
 
Sau khi có thông tin khảo sát, nhóm chuyên gia của ITU sẽ thực hiện đánh giá, xếp hạng dựa theo thông tin khảo sát và phương pháp xếp loại của ITU.
 
Trong năm 2016, ITU nhận được thông tin phản hồi chính thức từ 134 quốc gia trong 193 quốc gia thành viên (trong báo cáo không liệt kê thông tin chi tiết các quốc gia có thông tin phản hồi chính thức).
Nguồn: Cục An toàn thông tin