Tăng thuế để giảm sự tiêu thụ thuốc lá

Theo báo cáo về thuốc lá toàn cầu của WHO, có rất ít chính phủ đánh thuế mức độ phù hợp dành cho mặt hàng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác. Do vậy, các chính phủ đã bỏ lỡ biện pháp chi phí thấp để hạn chế nhu cầu đối với thuốc lá, đồng thời tăng nguồn ngân sách cho các dịch vụ y tế.

20170215-n2.jpg

Báo cáo tập trung vào việc tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá. Mặc dù, 33 quốc gia đã có những biện pháp áp thuế cao đối với mặt hàng thuốc lá, thuế chiếm hơn 75% giá bán lẻ của các gói thuốc. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia đều áp dụng biện pháp này, còn có nhiều quốc gia vẫn đánh thuế rất thấp đối với mặt hàng này. Một số còn không áp thuế đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá.

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO chia sẻ tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá là một trong những cách hiệu quả để giảm sự tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá, đồng thời làm tăng ngân sách. Bà cũng khuyến khích tất cả chính phủ các nước nhìn vào thực tế, không chỉ dựa vào lập luận của ngành công nghiệp thuốc lá và để thông qua những lựa chọn chính sách tốt nhất cho sức khỏe.

Chiến lược để hỗ trợ việc thực hiện các biện pháp giảm thuốc lá trong Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC), chẳng hạn như gói "MPOWER", đã giúp cứu được triệu mạng sống trong thập kỷ qua. MPOWER được thành lập vào năm 2008 để thúc đẩy hành động của chính phủ về 6 chiến lược kiểm soát thuốc lá – mỗi chữ cái trong cụm viết tắt MPOWER – thể hiện sự quyết tâm dập tắt nạn dịch thuốc lá, cụ thể là:

  • Monitor- Giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa;
  • Protect -  Bảo vệ con người từ khói thuốc lá;
  • Offer - Đề nghị giúp đỡ để bỏ thuốc lá;
  • Warn- Cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của thuốc lá;
  • Enforce-  Thực thi lệnh cấm quảng cáo thuốc lá, khuyến mãi và tài trợ; và
  • Raise- Nâng thuế đánh vào thuốc lá.
Tiến sĩ Douglas Bettcher, Giám đốc Cơ quan Phòng chống những bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết Thuế thuốc lá và giá thành cao là các biện pháp để giảm tiêu thụ và khuyến khích từ bỏ sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
 
Theo tiến sĩ Bettcher cho biết thêm một điển hình từ các quốc gia như Trung Quốc và Pháp đã chỉ ra giá các sản phẩm thuốc lá cao có liên hệ đến thuế cao và dẫn đến giảm sự tiêu thụ của thuốc lá và các tác hại liên quan như tử vong do ung thư phổi.
 
Tiến sĩ Vera da Costa e Silva, Trưởng ban thư ký FCTC của WHO chỉ ra rằng công ước yêu cầu chính phủ các nước đưa ra chính sách kiểm soát buôn lậu các sản phẩm thuốc lá để giảm nhu cầu và tăng tiền thuế từ việc kinh doanh thuốc lá. Các quốc gia nên xem xét thực thi các điều khoản của Công ước khung kiểm soát thuốc lá để chống lại với thị trường bất hợp pháp.
 
Thuế thuốc lá cũng có thể là một nguồn quỹ chính cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015.Các bệnh liên quan đến thuốc lá là một trong những mối đe dọa lớn sức khỏe của con người trên thế giới phải đối mặt. Tính trung bình xấp xỉ một người chết trong 6 giây do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra, tương đương 6 triệu người một năm. Dự đoán con số còn tăng lên hơn 8 triệu người chết một năm vào năm 2030, trừ khi các biện pháp mạnh mẽ được thực hiện để chống lại dịch nạn thuốc lá.
 
Sử dụng thuốc lá cũng là một trong những một yếu tố chính đứng sau các dịch nạn toàn cầu: bệnh truyền nhiễm, ung thư, tim mạch, phổi và bệnh tiểu đường. Trong năm 2012, các bệnh này đã giết 16 triệu người ở độ tuổi trước 70, với hơn 80% xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Nguồn: Lược dịch từ who.int