Ung thư phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ung thư phổi là môt loại ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới và đàn ông chính là đối tượng chủ yếu của căn bệnh này. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người mắc ung thư phổi là nữ giới đang có xu hướng tăng lên.

img
Nguyên nhân
 
Như chúng ta đã biết, hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này, bên cạnh nhiều yếu tố khác như: tiếp xúc lâu dài với khí phóng xạ radon, bụi amiăng, sống trong môi trường ô nhiễm, có tiền sử mắc bệnh phổi, bệnh đường hô hấp hoặc trong gia đình có người bị ung thư phổi,…
 
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi. Thậm chí nếu bạn không hút thuốc, nhưng xung quanh là người hút thuốc lá một cách thường xuyên thì khi hít phải khói thuốc lá của họ, bạn cũng có nguy cơ bị ung thư. 
 
Khi bạn hít phải khói thuốc lá, các chất gây ung thư sẽ gây ra những thay đổi trong các mô và tế bào trong phổi. Qua thời gian, những thay đổi này gây tổn hại các tế bào trong phổi khiến ung thư phát triển. Một lá phổi của người khỏe mạnh và một lá phổi của người hút thuốc lá trông rất khác nhau. Lá phổi bị hư hại do hút thuốc lá bị đen lại theo thời gian và hình dạng của nó trở nên bất thường. 
 
Những công nhân tiếp xúc với bụi silic cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá. Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, niken, crôm và khí than. Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
 
Các triệu chứng 
 
Một trong những điều đáng sợ nhất về ung thư phổi là có rất ít các biểu hiện, nó thường không gây triệu chứng đáng chú ý cho đến khi nó đã lan truyền qua phổi hoặc vào các bộ phận khác của cơ thể. Nhiều triệu chứng của ung thư phổi mới đầu rất mập mờ, do đó dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác, gây khó khăn trong việc phát hiện sớm.
 
Ung thư phổi sớm có thể không có triệu chứng đặc hiệu. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi tiền phát là những cơn ho khan thường xuyên, dai dẳng. Sau đó, từ ho khan, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu có thể ho ra đờm, đặc biệt ho nhiều vào lúc gần sáng, đôi khi dính thêm tí máu.  
 
Khi bệnh đã phát triển đến một mức nào đó, người bệnh thường xuyên bị viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến suy nhược cơ thể. Khi bệnh phát triển nặng hơn, có thể có các triệu chứng sưng phổi, nặng ngực, thở thấy nặng nhọc, thường xuyên thấy mệt mỏi,... 
 
Nhiều người trong giai đoạn đầu của ung thư phổi đã khó thở, thở khò khè, đau ngực. Các dấu hiệu khác của ung thư phổi bao gồm ho ra máu, đau họng, hoặc giảm cân không giải thích được. Hãy chắc chắn để nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng này. 
 
Ung thư phổi thường phát triển một cách lặng lẽ theo thời gian. Khi khối u có đường kính dưới 1cm thì nó chưa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người. Các triệu chứng xuất hiện là biểu hiện của biến chứng của các khối u. Chúng đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não , xương , gan , ... hoặc ở ngay phế quản. 
 
Ung thư phổi cũng có thê gây phù nề do Hội chứng tăng tiết ADH. ADH tăng hấp thụ nước tiểu do vậy giữ lại nước trong cơ thể, làm loãng độ Natri trong huyết tương và giảm nồng độ Clo. Cũng có trường hợp bệnh nhân lại có triệu chứng khát, tiểu tiện nhiều gây giảm trương lực và yếu cơ, rung cơ, chán ăn, buồn nôn do gây nên hội chứng Canxi máu. Cũng có thể bệnh nhân bị sưng đau xương khớp, ngón tay, ngón chân dùi trống do khối ung thư kích thích sản xuất hormone sinh trưởng (GH) làm hình thành những xương mới, chủ yếu là ở các xương dài, xương tăng sinh và viêm xương dưới màng xương.
 
Các phương pháp điều trị:
 
1.Phẫu thuật loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể
 
Đây là phương pháp truyền thống, khá phổ biến điều trị cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư còn nhỏ, chưa xâm lấn và di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Việc phẫu thuật có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ toàn bộ khối ung thư hoặc khi khối u có kích thước khá lớn thì người bệnh sẽ được chỉ định cắt một bên phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân không đáp ứng với phẫu thuật, các bác sỹ sẽ áp dụng các biện pháp chữa trị khác với mục đích kéo dài sự sống cho người bệnh.
 
2.Hóa trị
 
Phương pháp này được áp dụng ở những bệnh nhân không đủ điều kiện để áp dụng phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Hóa trị được thực hiện bằng cách người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc chống ung thư với mục đích kìm hãm sự tiến triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư.
 
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
 
3.Bức xạ
 
Mục đích của phương pháp này là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. 
 
Nguyên tắc chính của phương pháp điều trị này là sử dụng tia bức xạ có mức năng lượng cao tác dụng lên vùng có chứa tế bào ung thư với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư ác tính này. Trong một số trường hơp nhất định, bệnh nhân có thể được các bác sỹ chỉ định sử dụng phương pháp này trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị. Bên cạnh đó, bức xạ và hóa trị liệu cũng thường được kết hợp với nhau nhằm đẩy lùi căn bệnh ung thư quái ác nhanh hơn.
 
4. Điều trị hỗ trợ bằng thuốc uống:
 
Cho dù chúng ta sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì nó vẫn còn có những hạn chế, ví dụ như phương pháp hóa trị sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe của người điều trị; hoặc phương pháp xạ trị là dùng tia X có bước sóng ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng lại không thể tiêu diệt hết tất cả các khối u, làm khối u vẫn có thể phát triển và di căn …. Bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng bổ sung các loại thuốc trị ung thư GRAVIOLA hoặc CURCUMIN trong phác đồ điều trị, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lên gấp nhiều lần.