Tổng hợp báo chí tuần từ ngày 30-05 đến ngày 03-06-2011

Tuần qua, nhiều thông tin viễn thông, phát triển hạ tầng, dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành đã được hầu hết các báo điện tử đăng tải như: Xử lý mạnh tay đối với các thuê bao trả trước khai khống; Vinaphone miễn phí 10 phút gọi nội mạng; Hàng loạt thuê bao Viettel dội bom người tiêu dùng; Báo động tình trạng trộm cước viễn thông; Đánh cắp tài khoản yahoo; VNPT giúp thanh niên nghèo tiếp cận Internet; Phổ cập băng thông rộng trên khắp Việt Nam…

img

Xử lý mạnh tay thuê bao trả trước khai khống thông tin.

các thuê bao trả trước đăng ký sai cập nhật lại thông tin chính xác. Nếu người dùng không chấp hành sẽ bị cắt, thậm chí xoá số thuê Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, sẽ có thời hạn 7-10 ngày để các doanh nghiệp thông báo tới bao trên hệ thống. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc đối soát dữ liệu cá nhân các thuê bao di động trả trước tại Hà Nội sẽ được hoàn thành cuối tháng 6 tới. Ngay sau đó, sẽ tới thuê bao trả trước tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được cơ quan quản lý nhà nước chuyển dữ liệu sang phía công an kiểm tra thông tin. Việc Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an thí điểm đối soát dữ liệu thuê bao trả trước từ cơ sở dữ liệu chứng minh thư của Bộ Công an được đánh giá là một biện pháp mạnh tay nhằm tăng cường việc tuân thủ các quy định quản lý thuê bao di động trả trước, đồng thời kiểm tra được mức độ chính xác của việc đăng ký của người sử dụng, cũng như năng lực của từng doanh nghiệp thông tin di động hiện nay.

Cấm sử dụng 900 tên miền tiếng Việt “nhạy cảm”.

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố những tên miền tiếng Việt được xác nhận quyền sử dụng và những tên miền thuộc diện cấm. Theo đó, có gần 900 tên miền tiếng Việt bị xếp vào danh sách đen, không được cấp phép. Những tên miền nhạy cảm bị cấm như bậybạ.vn, lầuxanh.vn, lầuxanhonline.vn, chơigái.vn, chơiđĩ.vn, chóchết.vn, đồconlợn.vn… Những tên miền này được xác định là vi phạm quy định về thuần phong mỹ tục. Những tên miền bị cho là vô bổ, không ý nghĩa nên không được cấp phép như: đâychínhlàtiênmiềntiếngviệtdàinhất.vn, đậpphátchếtluôn.vn, thằngnàocườitaođấmphátchếtluôn.vn….
Đây là kết quả sàng lọc sau một tháng VNNIC chính thức cấp phép miễn phí tên miền tiếng Việt. Tới nay đã có hơn 160.000 tên miền đăng ký. VNNIC cũng công bố hơn 450 tên miền đang có khiếu nại và 283 tên miền chỉ xem xét xác nhận quyền sử dụng khi có giải trình của chủ thể, như: xửlýnướcviệtnam.vn, đếchếviệtnam.vn… Một số tên miền khác có tên gọi đọc lên khá nhạy cảm như hàngtuyển.vn, khoáilạc.vn, bướmđêm.vn, phimcấp3hot.vn, chỉcóđànôngmớiđemlạihạnhphúcchonhau.vn… vẫn đang được xem xét có cấp phép hay không.

 

Việt Nam giảm 2% vi phạm bản quyền phần mềm.

Theo công bố của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam năm 2010 là 83%, giảm 2% so với con số 85% của 3 năm liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, giá trị thương mại của phần mềm vi phạm bản quyền ở Việt Nam (số tiền người sử dụng dành để mua phần mềm vi phạm bản quyền) lại tăng mạnh lên 412 triệu USD, trong khi năm 2009 chỉ là 353 triệu USD, năm 2008 là 257 triệu USD, 2008 là 200 triệu USD và 2007 là 96 triệu USD. Tính chung cả thế giới trong năm qua, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã chi tới 95 tỷ USD để mua phần mềm máy tính hợp pháp. Với tỷ lệ 83%, Việt Nam đã lọt khỏi top 10 các nước vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới, song vẫn đang ở vị trí 16, sau các nước: Georgia (93%), Zimbabwe (91%), Bangladesh (90%), Moldova (90%), Yemen (90%), Armenia (89%), Venezuela (88%), Belarus (88%), Lybia (88%), Azerbaijan (88%), Indonesia (87%), Ukraine (86%), Sri Lanka (86%), Iraq (85%) và Pakistan (84%). Riêng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng cuối top 5 gồm các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Srilanka. Tỷ lệ chung của cả khu vực là 60%.

Trả sau Vinaphone gọi 10 phút không mất tiền.

Dành cho các thuê bao trả sau VinaPhone hòa mạng mới, chương trình được VinaPhone áp dụng từ ngày 1/6 tới mang tên thỏa sức alo với những ưu đãi cực hấp dẫn với chính sách miễn cước 10 phút đầu tiên của cuộc gọi nội mạng VinaPhone, cuộc gọi đến cố định VNPT/GPhone trên địa bàn Tỉnh đăng ký hòa mạng hay gọi tới mạng di động MobiFone… Theo đó, các thuê bao trả sau hòa mạng mới bao gồm thuê bao trả sau phát triển mới; huê bao trả sau đang tạm khóa 2 chiều khôi phục sử dụng dịch vụ (thuê bao tạm khóa khóa 2 chiều trước ngày 01/3/2011, đang không hưởng khuyến mại khác, khôi phục sử dụng dịch vụ) và thuê bao trả trước chuyển sang trả sau (không bao gồm thuê bao trả sau đang hoạt động chuyển sang trả trước, sau đó chuyển lại hòa mạng trả sau trong thời gian khuyến mại) sẽ thuộc nhóm khách hàng được hưởng ưu đãi lần này. Khi hòa mạng mới từ 1/6 đến 30/6, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức khuyến mại tương ứng với hai mức cam kết đóng 30 ngàn đồng/tháng hay 90 ngàn đồng/tháng liên tục trong 12 tháng tính từ tháng hòa mạng để được miễn cước 10 phút đầu tiên của cuộc gọi nội mạng VinaPhone, cuộc gọi đến cố định VNPT/GPhone trên địa bàn Tỉnh đăng ký hòa mạng hay gọi tới mạng di động MobiFone…

Phổ cập băng rộng trên khắp Việt Nam.
 

Đây là chủ đề của Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 được tổ chức ngày 1-2/6 tại Hà Nội. Hội nghị đề cập đến những nội dung như cập nhật những thông tin mới nhất về sự phát triển mạnh mẽ của Viễn thông Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ băng rộng và cơ hội kinh doanh; các dịch vụ nội dung số và các biện pháp an toàn, an ninh mạng; tình hình phát triển WiMAX và LTE trên thế giới và kết quả triển khai thử nghiệm LTE ở Việt Nam; kế hoạch phát triển mạng băng rộng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam và các công nghệ, giải pháp cho phát triển viễn thông, băng thông rộng, di động. Ngoài ra, Hội nghị cũng giới thiệu mô hình kinh doanh hiệu quả về cung cấp dịch vụ dữ liệu di động và băng thông rộng thế hệ sau dựa trên những kinh nghiệm đúc kết từ các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới. Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai cho rằng, việc phổ cập băng rộng không chỉ ở thành thị mà con đến nông thôn là xu hướng chung của thế giới cũng như Việt Nam. Khi có băng rộng rộng khắp, chúng ta sẽ truyền tải được rất nhiều nội dung, dịch vụ trên đó để phục vụ tốt hơn cho người dân. Khó khăn lớn nhất trong việc phổ cập băng rộng chính là yếu tố con người, vì xây dựng hạ tầng xong phải có con người duy trì, bảo dưỡng, vận hành. "Chính vì thế, trong giai đoạn 2010-2015, việc đào tạo nguồn nhân lực cần được tập trung mạnh hơn nữa", thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định. 

Sẽ không có cuộc đua giảm cước trong 2011.
 

Các cuộc chạy đua khuyến mãi tặng thẻ cào và miễn cước nội mạng đã đẩy lợi nhuận từ dịch vụ di động xuống đến mức rất thấp nên chắc chắn không có cuộc chạy đua giảm cước trong năm 2011. Nếu như năm ngoái, Viettel bất ngờ châm ngòi cho cuộc chạy đua giảm cước từ 10-15%. Ngay lập tức VNPT đã cho hai mạng di động của mình “phản đòn” bằng cách xin Bộ TT&&TT có mức cước thấp hơn của Viettel là 10 đồng/phút từ 1/8/2010. "Trận chiến” của các “đại gia” đã buộc các mạng nhỏ phải “cuốn theo chiều gió”. Thế nhưng năm nay, thị trường di động đã xoay chiều khi các mạng di động “lún sâu” vào đại chiến “tặng thẻ nạp, miễn phí nội mạng”. Nhiều ý kiến cho rằng, ngay cả các “đại gia” di động vốn có lợi thế quy mô còn cảm thấy nhọc nhằn trong việc giảm cước thì đó là điều quá khó với các mạng nhỏ khi họ không có lợi thế này. Vì vậy, động thái của các mạng nhỏ gần đây cho thấy họ đang loay hoay tìm cách “đánh” vào những thị trường ngách. Trước đó, nhiều chuyên gia nước ngoài cũng đã cảnh báo thị trường di động Việt Nam nếu không có những điều chỉnh sẽ dẫn tới cuộc chiến về giá và dẫn tới thị trường đổ vỡ. Hiện Bộ TT&TT đang nghiên cứu về việc quản lý giá cước trên cơ sở giá thành để tránh trường hợp các doanh nghiệp bán phá giá. 

VNPT giúp thanh niên nghèo tiếp cận với Internet.

Ngày 1/6, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết chương trình phối hợp năm 2011 mà trọng tâm là xây dựng 62 điểm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và truy cập Internet cho thanh niên 62 huyện nghèo. Đây cũng là hoạt động nhằm thực hiện đề án “Xây dựng 1.000 điểm tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ và truy cập Internet cho thanh niên nông thôn, miền núi” của Trung ương Đoàn. Theo đó, VNPT và Trung ương Đoàn sẽ khảo sát, lựa chọn một trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc ký túc xá, khu học xá tại các huyện nghèo, có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản (điện, đường truyền Internet…) để xây dựng 1 điểm Internet. Mỗi điểm Internet thanh niên sẽ có ít nhất 6 máy vi tính, các thiết bị kết nối Internet, 6 bộ bàn ghế, 1 máy in. Tại đây sẽ cung cấp các dịch vụ như phổ cập tin học và Internet, thư viện điện tử, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật… Thời gian sử dụng và quản lý điểm Internet này sẽ do Ban giám hiệu, Đoàn trường, Đoàn xã phối hợp và đưa ra quy định. Theo hợp tác này, VNPT sẽ hỗ trợ trang thiết bị và đường truyền Internet, kinh phí khảo sát địa điểm, tập huấn. Phía Trung ương Đoàn sẽ xây dựng kế hoạch, tập huấn tình nguyện viên nòng cốt, xây dựng quy chế tổ chức và sử dụng điểm Internet.

Khai trương trung tâm hợp tác CNTT Việt Nam – Hàn Quốc.

Vừa được chính thức khai trương chiều nay (27/5) tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác giữa Việt Nam - Hàn quốc về Công nghệ thông tin còn có chức năng thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp CNTT của hai nước, thông qua đầu tư, trao đổi, chuyển giao công nghệ; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, du khảo, các khóa đào tạo về lĩnh vực CNTT giữa hai quốc gia... Trung tâm sẽ có nhiệm vụ tư vấn và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT, Chính phủ điện tử , tư vấn về trung tâm thông tin dữ liệu, các ứng dụng mạng tin học và các chuyên ngành khác trong CNTT. Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Việt Nam và Bộ Hành chính và an ninh công cộng Hàn Quốc (MOPAS) sẽ chịu trách nhiệm Giám sát hoạt động của Trung tâm, trong khi Cục ứng dụng CNTT và Cục xã hội Thông tin Quốc gia HQ sẽ là hai đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động của TT. Trung tâm đặt trụ sở hoạt động tại Bộ Thông tin - Truyền Thông, số 18 Nguyễn Du.

4 chiêu đánh cắp tài khoản chat Yahoo!

Công ty An ninh mạng Bkav cảnh báo trong hai tháng 4-2011 và 5-2011, Bkav đã nhận được nhiều phản ảnh của người sử dụng về tình trạng bị hacker đánh cắp mật khẩu Yahoo! Messenger (YM), sau đó dùng nick này lừa những người trong danh sách bạn bè nạp tiền điện thoại. Như vậy, sau một thời gian “rút lui”, nạn đánh cắp mật khẩu đã bùng phát trở lại. Theo mô tả của các nạn nhân, khi nhận được những tin nhắn có chứa đường link đến địa chỉ http://blogscuatoi[removed], bấm vào đó, chủ sở hữu tài khoản YM lập tức bị mất nick.Sau khi đánh cắp được tài khoản YM, hacker sử dụng nick này để chat với bạn bè của nạn nhân trong danh sách YM Friends với kịch bản đang ở vùng sâu, vùng xa, có việc gấp nhờ mua thẻ điện thoại, gửi mã thẻ cho hacker.Theo ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng của Bkav, có bốn cách phổ biến mà hacker sử dụng để đánh cắp mật khẩu của bạn. Cách thứ nhất, hacker tạo một trang web có giao diện giống hệt với giao diện của trang đăng nhập Yahoo để lừa bạn điền mật khẩu. Mật khẩu sau đó sẽ được chuyển thẳng tới hacker trong khi bạn vẫn nghĩ nó được chuyển tới Yahoo! Cách thứ hai là giả mạo người thân hỏi mượn mật khẩu. Cách thứ ba, hacker đã cài trojan, keylog (một loại phần mềm gián điệp ghi lại các thao tác trên bàn phím) sau khi bạn tải phần mềm nào đó từ Internet về máy tính của mình. Cách thứ tư, hacker đã đoán được mật khẩu của bạn vì bạn đặt mật khẩu quá đơn giản.“Để tránh được những rắc rối từ việc bị đánh cắp mật khẩu YM, bạn không nên điền mật khẩu của mình vào bất kỳ trang web nào xuất phát từ đường link do người khác gửi. Nếu muốn đăng nhập Yahoo, hãy tự mình gõ địa chỉ vào trình duyệt. Một nguyên tắc bất di bất dịch khác là không đưa mật khẩu cho bất kỳ ai dù đó là người thân quen”, ông Nguyễn Minh Đức khuyến cáo.

Internet đạt ngưỡng 210 triệu tên miền.

Theo dự đoán của các chuyên gia công nghệ, số địa chỉ IP theo chuẩn IPv4 sẽ được cấp phát hết trong năm nay. Tuy nhiên, điều này dường như không ảnh hưởng đến thị trường tên miền trên thế giới. Theo bảng báo cáo về thị trường tên miền được hãng phân tích thị trường công nghệ VeriSign đưa ra thì tính đến hết quý I/2011, tổng số tên miền cấp 1 trên toàn thế giới đạt mức 209,8 triệu, trong đó riêng quý I có 4,5 triệu tên miền đăng ký mới, tăng gấp 2,2% so với quý IV/2010. Trong năm qua, những phần mở rộng tên miền phổ biến nhất bao gồm .com, .de, .net, .uk, .org, .info, .nl, .eu, .cn và .ru. Mặc dù hiện có hơn 240 phần mở rộng tên miền khác nhau đang được sử dụng (mỗi quốc gia có một phần mở rộng tên miền riêng), tuy nhiên 61% tên miền đăng ký mới đã chọn 1 trong 10 phần mở rộng tên miền phổ biến nhất kể trên.

Siết thuê bao trả trước, tốc độ phát triển di động giảm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 5/2011, cả nước có 127,8 triệu thuê bao điện thoại di động. So với cùng kỳ năm trước, con số này đã giảm 11,8% do cơ quan quản lý lĩnh vực viễn thông đã thực hiện việc cắt giảm một số loại thuê bao điện thoại trả trước theo quy định. Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm tháng đầu năm đạt 4,4 triệu thuê bao, bằng 24,4% cùng kỳ năm trước, bao gồm 31,3 nghìn thuê bao cố định, bằng 4,6% và 4,4 triệu thuê bao di động, bằng 25,2%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 5/2011 ước tính đạt 127,8 triệu thuê bao, giảm 11,1% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, giảm 5,2% và 112,3 triệu thuê bao di động, giảm 11,8% do cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp thông tin di động thực hiện việc cắt giảm một số loại thuê bao điện thoại trả trước theo quy định. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tính đến cuối tháng 5/2011 ước tính đạt 65,7 triệu thuê bao, giảm 16,2% so với cùng thời điểm năm 2010, bao gồm 10,9 triệu thuê bao cố định và 54,8 triệu thuê bao di động. 

FPT lại thiếu tôn trọng “thượng đế”.

Những ngày gần đây, FPT Telecom liên tục bị khách hàng sử dụng dịch vụ “tố” cắt mạng với lý do không chính đáng. Sau bài báo trên VTC, hôm nay, 30/5, báo Bưu điện Việt Nam lại đăng tải một phản hồi khác từ người dùng… Trao đổi với phóng viên Báo BĐVN, đại diện FPT Telecom cho biết ngay trong sáng ngày 28/5, công ty đã cử nhân viên kỹ thuật đến xem xét, hỗ trợ để đảm bảo khách hàng sử dụng dịch vụ trở lại ổn định. “Nội bộ FPT Telecom đang làm rõ sự việc. Tuy nhiên, đây là chuyện ngoài mong muốn, FPT Telecom rất mong được khách hàng thông cảm”, đại diện FPT Telecom bày tỏ.  Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sau rất nhiều vụ việc “lùm xùm” liên quan đến chất lượng dịch vụ, thì với câu chuyện này thêm một lần nữa thể hiện FPT Telecom tiếp tục tỏ thái độ thiếu tôn trọng khách hàng, đồng thời quy trình kinh doanh, giải quyết sự cố thiếu chuyên nghiệp khi tự ý cắt dịch vụ mà không thông báo trước cho khách hàng nắm rõ lý do.

Hàng loạt thuê bao Viettel “dội bom” người dùng.

Theo phản ánh của một thuê bao mạng di động MobiFone, anh P.T.C (Cầu Giấy - Hà Nội), chủ thuê bao 0939xxxxxx, chỉ trong vòng mấy giờ đồng hồ tối qua (khoảng 19 giờ ngày 30/5 đến 1 giờ sáng nay, 31/5), liên tục có rất nhiều số thuê bao mạng di động Viettel liên tục nháy máy tới số điện thoại của anh. Ban đầu, do không biết, hễ số điện thoại nào gọi tới anh đều bấm phím nghe thì ngay lập tức đầu kia chỉ có tiếng tút tút dài. Tuy nhiên, nếu không nghe, thì các thuê bao này vẫn để tới khi nào cuộc gọi tự ngắt vì không có người nghe mới thôi. Anh P.T.C đã cung cấp cho VnMedia một loạt các số điện thoại từ mạng Viettel như sau: 0983145599; 01689002115; 01632445093; 0977137620; 0984933691; 01679576667; 01677122545; 01643943270; 0988546394; 0987950028; 0982299094; 0989305928; 01657943578; 0973336116; 0982648425; 0977307821 và số gọi thời điểm muộn nhất là 1 giờ 19 phút rạng sáng nay, 31/5, 0987392631. Và anh cũng cho biết, đến khoảng 6 giờ sáng nay, 31/5, tình trạng nháy máy lại tiếp tục xảy ra từ các số 01657266008; 01652223806, 0972349552… Thiết nghĩ, với những thông tin được cung cấp từ phía người dùng như vậy, mạng Viettel cần có biện pháp xử lý đối với những thuê bao quấy rối khách hàng đã nêu trên cũng như xem xét lại chính sách quản lý các thuê bao trả trước nói chung. Cuối tháng 6/2011 tới, khi Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả đối chiếu thông tin thuê bao trả trước của ba mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel tại khu vực Hà Nội, hy vọng, trong số 4 triệu thuê bao được đối soát, nhà mạng đã không bỏ lọt những sim rác của người dùng thiếu ý thức như vậy.

Báo động tình trạng trộm cáp viễn thông.

Theo thống kê, năm 2010 tỉnh Nghệ An xảy ra 123 vụ trộm với hơn 10.000 mét dây cáp bị mất cắp. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2011, lực lượng chức năng đã phát hiện được 38 vụ cắt trộm dây thông tin liên lạc, trong đó thành phố Vinh xảy ra 8 vụ, Nghi Lộc xảy ra 5 vụ, Yên Thành xảy ra 6 vụ, Tân Kỳ xảy ra 6 vụ.Với hơn 100 vụ trộm cắp cáp một năm, trung bình mỗi tháng ngành công an phải thụ lý khoảng 12 vụ án. Cùng với đó là con số thiệt hại cho ngành viễn thông không hề nhỏ. Chỉ tính riêng về khắc phục hậu quả do mất cắp cáp, mỗi năm ngành viễn thông đã mất hàng trăm triệu đồng, đó là chưa kể thiệt hại về kinh tế vì bị gián đoạn đường truyền, người dân cũng bị ảnh hưởng vì bị mất liên lạc - ông Nguyễn Văn Nhân, Phó Giám đốc Viễn thông Nghệ An nói. Nhận thức được mức độ phức tạp và nghiêm trọng của loại tội phạm này, nhiều năm qua Viễn Thông Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh triển khai công tác bảo vệ an ninh mạng bưu chính viễn thông.Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng tổ chức giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ mạng, tố cáo, phát giác cho công an, lực lượng bưu chính viễn thông các đối tượng có hành vi xâm hại đến hệ thống mạng; phát động phong trào quần chúng ký cam kết với từng hộ gia đình trong công tác bảo vệ mạng bưu chính viễn thông đi qua địa bàn, giáo dục cho nhân dân có ý thức trách nhiệm trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm tội.Về phía các nhà trường, cần tuyên truyền thêm nội dung bảo vệ mạng bưu chính viễn thông trong các giờ ngoại khoá, cần cho học sinh biết việc trộm cắp cáp bưu chính viễn thông là hành vi vi phạm pháp luật.

“Cửa hẹp” cho FPT vào thị trường di động. 

Cho dù nuôi tham vọng tiến công vào thị trường di động, thế nhưng mọi con đường của FPT dường như quá đỗi khó khăn. Hiện FPT cũng đã được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm LTE. Thế nhưng, công nghệ này được nhận định nhanh nhất cũng phải đến năm 2015 mới có thể thương mại hóa tại Việt Nam. Trong khi đó, để có được tấm giấy phép này phải trải qua cuộc đấu giá. Đây thực sự không phải là điểm mạnh của FPT so với các “đại gia” viễn thông. Mặt khác, những mạng có nhiều thuê bao 2G và 3G là những doanh nghiệp có lợi thế trong triển khai 4G. Vì vậy, giới phân tích nghi ngờ về khả năng thành công của FPT trong việc đoạt giấy phép 4G. Đây thực sự là vấn đề sẽ làm FPT phải “đau đầu” tính đến yếu tố hiệu quả đầu tư nếu không muốn làm “chuột bạch sập bẫy 4G”. Hai mạng di động muốn có đối tác đầu tư là EVN Telecom và S-Fone và chắc chắn họ phải rao bán với giá hời bởi đang trong hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, FPT đã “lắc đầu” với hai nhà mạng này. Trên lý thuyết, FPT có thể mua được mạng Vietnamobile - mạng di động đứng thứ 4 trên thị trường hiện nay do tính chất nhà đầu tư Hutchison là ông trùm trên thế giới về việc đầu tư mạng di động rồi bán lại kiếm lời. Thế nhưng, nhiều người nghi ngờ về khả năng tài chính của FPT đủ sức để mua mạng di động này. 

Một máy chủ của FPT bị hacker quốc tế tấn công

Một loạt các website của Công ty Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam – FPT đã bị một nhóm hacker quốc tế tấn công. Sự việc này xảy ra vào tối 31-5/2011. “Trên trang zone-h.org, nhóm hacker có tên Misafir đã nhận là tác giả của cuộc tấn công trên,” ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena thông báo với phóng viên Vietnam+. Theo đó, các hacker này đã tấn công vào các trang web fptnokia.com.vn và fptnokia.vn (thuộc Công ty phân phối FPT). Các website này đã bị thay đổi giao diện trang chủ và đến sáng nay (3/6) vẫn chưa hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, một loạt các trang web con khác của FPT cũng bị thay đổi giao diện như http://f6.ftg.vn/M.html, http://f-1.com.vn/M.html của trung tâm phân phối phần mềm bản quyền Oracle, IBM, Symantec, Microsoft… Các website này đều nằm trên một trong những máy chủ do FPT quản lý. Hiện, trên máy chủ này có 59 website. Ông Thắng cho hay, có thể hacker đã cài đặt mã độc nhằm phát tán virus, lấy cắp dữ liệu người dùng hoặc máy tính khi bị nhiễm sẽ bị hacker điều khiển từ xa…Cũng theo vị chuyên gia này, hiện nay các website bị hacker tấn công rất phổ biến. Do đó, các đơn vị sở hữu website cần có ý thức kiểm tra thường xuyên hệ thống của mình để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng, tránh bị hacker lợi dụng./. 

Nguồn: Tổng hợp từ Internet