Bộ trưởng Lê Doãn Hợp thăm và làm việc với Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sáng 4/6/2011 Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với trường Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tại phường Linh Trung-Quận Thủ Đức. Tiếp đoàn Bộ trưởng có: PGS, TS. Phan Thanh Bình-Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQG-TP.HCM; đại diện lãnh đạo các Trường Đại học thành viên và đông đảo cán bộ quản lý của nhà trường.

img

Trước buổi làm việc, ông Phan Thanh Bình đã trực tiếp hướng dẫn Bộ trưởng thăm toàn cảnh khu đô thị ĐHQG-TP.HCM, một số đơn vị thành viên như: công trường đang xây dựng Trung tâm dữ liệu Igreen, với tiêu chuẩn TIER III (kinh phí khoảng 90 tỷ VND), nơi đây sẽ cung ứng dịch vụ cao cấp như: khắc phục thảm họa cho các tổ chức tài chính, ngân hàng; thăm trung tâm thiết kế vi mạch-ICDREC nơi nghiên cứu thiết kế lõi IP, trong đó đã thành công với chip quản lý ổn áp năng lượng TH7150-được xem là chip analog đầu tiên của VN. Nơi đây còn là Trung tâm đào tạo độc quyền của ARM tại Việt Nam. Năm 2011, dự án thiết kế chip RFID và triển khai các hệ thống ứng dụng khác, với kinh phí khoảng 120 tỷ VND đang được Trung tâm Địa tin học; Chương trình đào tạo mạng chuyên nghiệp ProNET…

img

Theo báo cáo của ông Phan Thanh Bình: ĐHQG-TP.HCM hiện có 33 đơn vị thành viên, trong đó có các trường Đại học, như: Bách Khoa; KHXH và Nhân văn; Đại học Quốc tế; CNTT;  Kinh tế-Luật và ĐHKH tự nhiên, 01 viện nghiên cứu, cùng trên 20 đơn vị thành viên trực thuộc. Trải rộng trên diện tích trên 643 ha (trong đó Khu CNPM được quy hoạch khoảng 24 ha). Trường có, trên 4.400 CBVC với gần 2.595 thầy-cô giáo (trong đó: 190 GS, PGS; 726 TS; 1.393 thạc sỹ) có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo gần 50.000 SV chính quy; 30.000 SV vừa học vừa làm; hơn 6.300 học viên sau đại học.   

img

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay đã trên 15 năm (từ 6/2/1996), trải qua nhiều thăng-trầm, biến đổi, sắp xếp về tổ chức, nhưng với sự đoàn kết nhất trí của thầy trò, cùng những nỗ lực vượt khó vươn lên ĐHQG TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chính vì vậy vị thế của nhà trường nay đã được xác định rõ: nơi đây là hệ thống các trường ĐH, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, không khép kín về hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất và địa giới, và đã được Nhà nước giao quyền tự chủ trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH&CN, KH-TC, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Trong tương lai gần, nơi đây sẽ trở thành Khu đô thị khoa học hiện đại, theo hướng: Phát huy sức mạnh hệ thống, Chuẩn hóa và hội nhập-Liên thông và phát triển-Tự chủ và liên kết.

Tham gia với đề án “Đưa Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về CNTT & TT” ĐHQG TP.HCM với tiềm lực của mình, đặc biệt ưu tiên đầu tư cả về đào tạo và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực CNTT&TT. Từ 2006, nhà trường đã thành lập “Chương trình KH&CN trọng điểm về CNTT&TT”. Sẽ cung cấp các chương trình đào tạo trình độ cao, trong đó nhiều chương trình đã và đang kiểm định chất lượng quốc tế (ABET, AUN); nâng cao chất lượng sử dụng phương pháp tiếp cận CDIO. Đảm bảo cho “ra lò” 1.500 nhân lực/năm chuyên ngành CNTT&TT; hiện có khoảng 1.000 nhà khoa học trình độ cao tập trung làm việc nơi đây.

Kiến nghị với Bộ trưởng, ĐHQG TP.HCM đã nêu ra 3 vấn đề:

1/ Xem nơi đây là trọng điểm trong chiến lược phát triển ngành CNTT-TT, cần có chính ưu tiên đầu tư.

2/Với Khu CNPM, cần đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm về ATTT, phần mềm mã nguồn mở, có cơ chế hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp mà Khu CNPM có cổ phần tham gia nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các kết quả đạt được.

3/ Xem xét đầu tư đầu tư phát triển trung tâm xuất sắc về siêu máy tính, trong khuôn khổ phát triển siêu máy tính tại VN (ĐHQG TP.HCM đã trình Chính phủ và Bộ TT&TT).

imgĐánh giá cao những thành tựu mà ĐHQG TP.HCM đạt được và vui mừng thấy nơi đây đang dần trở thành Khu đô thị ĐHQG TP.HCM. Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã có những cảm nhận và cho rằng nơi đây đang có: quy mô tốt; đào tạo nhiều ngành nghề mang tính thời đại; một mô hình quản lý phù hợp; việc quy hoạch về cơ sở vật chất, xu hướng và chiến lược phát triển rất tốt; đội ngũ giáo viên chuẩn mực; nhiều mô hình đào tạo, giáo dục đang đi đúng hướng và được đầu tư thỏa đáng như: CNTT; khu sinh viên; giáo dục quốc phòng; TDTT; Thư viện điện tử; Trung tâm dữ liệu..v..v…Tuy nhiên, ĐHQG TP.HCM cần xác định đào tạo ngành nghề nào chính-ngành nghề nào phụ; tập trung hơn nữa cho việc quy hoạch nơi đây theo hướng “đô thị sinh viên”. Có những chế độ, chính sách phù hợp, thỏa đáng để thu hút và động viên những người có tài, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo; giáo trình giảng dạy cần luôn cập nhật đổi mới, chất lượng giáo viên không ngừng nâng cao, nghiêm túc trong thi cử; mở rộng liên doanh liên kết, thu hút đầu tư với các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Uy tín, thương hiệu “ĐHQG TP.HCM” phải ngày được nâng cao ở quốc gia và quốc tế. Đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT, để đến 2020 Việt Nam có 1 triệu chuyên gia CNTT chất lượng cao, góp phần thành công đề án “Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt-Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mong muốn. 

img Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đã tham gia trồng cây lưu niệm tại Khu hành chính  ĐHQG TP.HCM./.

Nguồn: CQĐD Bộ TT&TT tại TP.HCM