Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp đối thoại trực tuyến về Chiến lược phát triển CNTT

Đúng 10h sáng 16/8/2009, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Doãn Hợp bắt đầu đối thoại trực tiếp về Chiến lược phát triển Quốc gia về CNTT.

img

Chương trình phát sóng trực tiếp trên kênh VTC2, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Cuộc đối thoại còn được thực hiện trực tuyến trên các báo điện tử VTC News, VietNamNet, ICT News, Trang thông tin điện tử của Bộ TT-TT (http://MIC.gov.vn).
Cuộc đối thoại này diễn ra trong bối cảnh Dự thảo đề án “Tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT” được lãnh đạo Bộ TT&TT thông qua vào ngày 3/8/2009 vừa qua và đang trong quá trình chờ Chính phủ phê duyệt.

Sự kiện này thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận không chỉ trong giới viễn thông và CNTT, bởi tính ảnh hưởng sâu rộng của nó tới đời sống xã hội và tương lai phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực.
 
Theo đề án này, bốn trụ cột chính trong một nền CNTT-TT mạnh được Bộ TT&TT xác định bao gồm: Hạ tầng CNTT-TT, Ứng dụng CNTT, Công nghiệp CNTT và Nhân lực CNTT-TT. Để phát triển mạnh mẽ, 4 trụ cột này sẽ phải tăng tốc, chiếm những vị trí ưu thế nhất định trên bản đồ CNTT-TT thế giới.
 
Theo đó, đến giai đoạn 2015 - 2020, Việt Nam sẽ phải là một trong 70 nước phát triển CNTT-TT hàng đầu thế giới. Mọi gia đình, công dân Việt Nam đều sẽ sử dụng thiết bị thông tin và kết nối băng thông rộng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, sử dụng các dịch vụ công của chính phủ điện tử sâu rộng tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
  
Trong năm qua, ngành Công nghiệp CNTT-TT có mức tăng trưởng vượt bậc, bình quân đạt 25%/năm. Công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 700 triệu USD (tăng 16%); Công nghiệp phần mềm đạt khoảng 670 triệu USD (tăng 35%); Công nghiệp nội dung số đạt khoảng 270 triệu USD (tăng 50%).
Cũng theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, CNTT-TT sẽ làm nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
 
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đặt mục tiêu: “Trong thi gian ti thông tin và truyn thông s tiếp tc phát trin mnh. Cơ s h tng vin thông phát trin vi công ngh hin đại ngang tm các nước trong khu vc, có độ bao ph rng khp trên c nước vi dung lượng ln, cht lượng cao, cung cp đa dch v và hot động có hiu qu.
 
D báo đến hết năm 2010, mt độ đin thoi trung bình (gm c c định và di động) s đạt trên 90%; T l người s dng Internet đạt trên 30%. Công nghip công ngh thông tin và truyn thông phát trin mnh vi tc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khong 20%/năm. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bn vic ph cp các phương tin thu thanh, truyn hình đến mi gia đình.”
 
Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu nói trên quả là không đơn giản, nhất là trong bối cảnh các điều kiện kinh tế hạn chế, hệ thống văn bản pháp lý chưa thực sự đồng bộ. Trong đó, phải kể tới những bất cập trong quy hoạch đô thị đối với các công trình viễn thông, dùng chung với các công trình công cộng, điện lực, giao thông, cấp thoát nước…

Không chỉ vậy, việc ngầm hóa mạng cáp tại các khu đô thị còn gặp phải những vấn đề như chưa có công trình ngầm hoặc chưa có cơ chế sử dụng rõ ràng. Thủ tục cấp  phép xây lắp trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động không dây (BTS) còn phức tạp, không thống nhất giữa các địa phương, nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đủ, việc phổ cập công nghệ thông tin ở các khu vực vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập…
Vậy làm thế nào để trở thành cường quốc về CNTT như mục tiêu đã đề ra?

Bộ TT&TT sẽ đưa ra những quyết sách, kiến nghị tháo gỡ bất cập gì trong thực tế hiện nay để biến đề án 
“Tăng tốc sớm đưa VN trở thành quốc gia mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT” thành hiện thực?

Tất cả những vấn đề này sẽ được đích thân tư lệnh ngành TT&TT giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại vào 10h sáng nay (16/8).
 
Độc giả có thể vào đây để gửi câu hỏi để tham gia cuộc đối thoại.
 

Dưới đây là nội dung buổi đối thoại trực tuyến:

 

- Thưa Bộ trưởng, mục tiêu đề ra là đến giai đoạn 2015-2020 là một trong 70 nước, tại sao lại là top 70 mà không là top 50, hoặc 20, hoặc 10? Và đây là mục tiêu hiện tại, nhưng trong thời gian đó các nước khác cũng phát triển, thậm chí còn chạy nhanh hơn ta vì họ có tiềm lực mạnh hơn. Làm sao để đạt mục tiêu? (lephuocminh@yahoo.com)

 

- Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hạng 92 trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Cách đây 5 năm, Việt Nam đứng thứ 107. Như vậy, sau 5 năm, Việt Nam tăng được 15 bậc trong bảng xếp hạng.

 

Mục tiêu đề án tăng tốc là đến 2015 (sau 6 năm nữa), Việt Nam sẽ đứng khoảng thứ 70 - tức là tăng được 18 bậc. Và đến năm 2020, Việt Nam đứng khoảng thứ 60.


Nếu chia các quốc gia trên thế giới (khoảng gần 200 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc) thành 3 nhóm về CNTT: nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm yếu, mỗi nhóm khoảng 60-70 quốc gia, thì nếu Việt Nam đứng thứ hạng 70, có thể nói Việt Nam thuộc nhóm khá về CNTT.

 

Để đạt mục tiêu, Đề án đã đưa ra các nhóm giải pháp về xã hội hóa, về đầu tư, về thể chế mở đường và về chính sách.

 

Yếu tố quyết định để đạt mục tiêu là sự quyết tâm cao độ của các cơ quan Nhà nước (Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông…) và sự quyết tâm, nỗ lực hết mình của các doanh nghiệp VT&CNTT.

 

- Cháu là sinh viên CNTT đại học Bách khoa Hà Nội, cháu muốn hỏi là một ngày bác Bộ trưởng sử dụng công nghệ thông tin như thế nào? Bác có gửi và nhận email, có chát không và sử dụng máy tính thế nào? (Minh Đức, Cầu Giấy, Hà Nội)

 

- Bộ Thông tin và Truyền thông đang khai thác 1 hệ thống phần mềm quản lý công việc, bất cứ một thành viên nào của Bộ cũng có địa chỉ email và tên (nickname) tương ứng để thực hiện những công việc chính như:

 

Gửi nhận công văn, báo cáo qua mạng.


Đọc các báo điện tử, đây là cách thức tiếp cận thông tin tổng hợp nhanh nhất, nhanh hơn rất nhiều so với công văn, tài liệu giấy.


Gửi, nhận email, chat để trao đổi thông tin, điều hành công việc giữa các cá nhân, giữa các cơ quan trực thuộc Bộ.


Cũng như các cán bộ công chức khác, Bác cũng sử dụng máy tính để điều hành công việc.


- Nhìn ra các nước láng giềng, nhiều quốc gia phát triển về CNTT hơn VN rất nhiều và vẫn chưa đạt mục tiêu thành cường quốc về CNTT. Bộ trưởng nghĩ sao khi có người cho rằng dự án này là thiếu thực tế? (Lý Nguyệt Anh, Gò Vấp, TP.HCM)

 

- Hàng năm, các tổ chức trên thế giới công bố nhiều bảng xếp hạng trong lĩnh vực VT&CNTT. Tuy nhiên, chưa có khái niệm “thế nào là cường quốc về CNTT” trên thế giới.


Tất cả các quốc gia đều mong muốn và có chiến lược, kế hoạch phát triển CNTT của riêng mình.

 

Với những nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, tiềm năng của Việt Nam, tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành quốc gia mạnh về VT&CNTT với những mục tiêu rất cụ thể về thứ hạng, về tổng doanh thu, về tốc độ tăng trưởng của VT&CNTT… và quan trọng hơn, VT&CNTT Việt Nam sẽ thực sự phục vụ cuộc sống, nhu cầu hàng ngày của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của người dân.

 

- Cháu đang học lớp 11, sang năm sẽ thi vào đại học. Cháu thích công nghệ thông tin và muốn du học ở những nước có trình độ CNTT cao. Cháu muốn hỏi nếu Đề án này được phê duyệt, Nhà nước mình có tạo nhiều suất học bổng du học về CNTT không? (Thu Hòa, Từ Liêm, Hà Nội)

 

- Một trong những nhiệm vụ của Đề án là hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển CNTT, trong đó có hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

 

Vì vậy, việc tận dụng các quỹ này cho việc du học về CNTT là hoàn toàn có thể.

 

- Thưa ông, tôi định cư ở Mỹ và vừa về quê hương thăm bà con họ hàng. Đề án này nhấn mạnh nhiều đến nhân lực CNTT, vậy tôi muốn hỏi là đề án có ưu tiên, tạo đường lớn để xuất hiện những “bill gates của Việt Nam” hay không vì nhân tố này sẽ gần như là 1 trong những đầu tầu để kéo CNTT của một đất nước đi lên? (Quốc Cường, Đại Từ, Thái Nguyên)

 

img

- Một trong những nhiệm vụ chính của Đề án là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp VT&CNTT của Việt Nam gia nhập thị trường thế giới, quảng bá hình ảnh, thương hiệu VT&CNTT Việt Nam trên thế giới, từ đó hình thành các tập đoàn VT&CNTT Việt Nam làm chủ quốc gia, vươn ra quốc tế.


Cùng với đó, Đề án cũng nhằm mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam, trong đó có đào tạo đội ngũ đầu đàn.

 

Với sự hình thành các doanh nghiệp VT&CNTT quy mô thế giới cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT là điều kiện thuận lợi, tiền đề rất tốt xuất hiện những “Bill Gates của Việt Nam”.

 

- Theo một thống kế gần đây, có đến 90% công ty gia công phần mềm trong nước có dưới 30 nhân viên. Trong khi đó, đến thời điểm này gia công phần mềm được coi là thế mạnh chủ yếu của VN. Thế thì những mục tiêu đặt ra trong đề án có là quá lớn? (Đức Thanh, Dĩ An, Bình Dương)

 

- Đúng như bạn nói, hầu hết các doanh nghiệp gia công phần mềm của Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là xây dựng các doanh nghiệp VT&CNTT Việt Nam làm chủ quốc gia, vươn ra quốc tế, mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực và trên thế giới.

 

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 nhằm giải quyết bài toán nhân lực CNTT cho Việt Nam.

 

Với sự quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp, các mục tiêu của Đề án là hoàn toàn khả thi.


- Theo kế hoạch phát triển CNTT của VN mà Bộ TT – TT đề ra, 30% giảng viên CNTT VN phải có trình độ tiến sĩ vào năm 2020. Với số lượng quá lớn như vậy, ông có cho rằng chúng ta đào tạo kịp? (Quang Hiển, Việt Trì, Phú Thọ)

 

- So với hiện trạng và mặt bằng chung về tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các ngành thì tỷ lệ 30% là cao. Tuy nhiên, nếu so với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ của họ còn cao hơn rất nhiều.

 

Có nhiều hình thức đào tạo:

 

Đào tạo trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, do giảng viên Việt Nam đảm nhiệm.

 

Đào tạo trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, do các giảng viên nước ngoài, Việt Kiều hỗ trợ.

 

Gửi giảng viên ra nước ngoài đào tạo.

 

Ngoài ra, với việc cải cách giáo dục trong thời gian sắp tới (về hình thức đào tạo), với việc xã hội hóa đào tạo.

Do đó, mục tiêu đề ra (30% giảng viên là TS) là khả thi.

 

- Kính chào Bộ trưởng. Xin Bộ trưởng cho biết hướng đi của CNTT của nước ta trong thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển mặt nào? (Lê Thanh Hải, Bắc Ninh)

 

- Bốn lĩnh vực cơ bản của VT&CNTT là hạ tầng viễn thông; ứng dụng CNTT; công nghiệp CNTT; nguồn nhân lực CNTT.

 

Trong thời gian tới, VT&CNTT Việt Nam vẫn sẽ phát triển trên cả 4 lĩnh vực nói trên với các định hướng cụ thể khác nhau:


Hạ tầng viễn thông: phát triển hạ tầng băng rộng công cộng.

 

Ứng dụng CNTT: đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

 

Công nghiệp CNTT: tiếp tục đẩy mạnh gia công cho các tập đoàn đa quốc gia, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ mới; ưu tiên đầu tư cho việc phát triển các sản phẩm phần mềm và nội dung số có sáng tạo của Việt Nam để tiếp tục khẳng định vị trí trong nước, tạo lập được thị trường xuất khẩu quốc tế với doanh thu ngày càng tăng.

 

Nguồn nhân lực CNTT: tập trung phát triển nguồn nhân lực chuyên về CNTT có trình độ cao (nhân lực mũi nhọn)


- Thưa Bộ trưởng, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho Bộ trưởng xin được phép xoay quanh những con số mà chúng ta vừa theo dõi ngay từ những giây đầu tiên của chương trình. Những con số đó có ý nghĩa như thế nào đối với bức tranh phát triển của nền viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay thưa ông?

 

- Trước hết chúng ta cảm ơn EIU đã đưa ra những đánh giá về CNTT của Việt Nam. Từ những con số đó chúng ta có thể soi mình, xem mình là ai, mình đang đứng ở đâu.

 

Những con số này có ý nghĩa để VN tìm ra những giải pháp khắc phục. Nhóm giải pháp này nằm trong chiến lược tăng tốc của Bộ nhằm cải thiện thứ hạng của VN.

 

Như chúng ta đã đã biết, EIU là Cơ quan thông tin Kinh tế được tài trợ bởi BSA (Bi – Es - Ây) – Liên minh phần mềm doanh nghiệp công bố để đánh giá và so sánh môi trường CNTT, xác định khả năng cạnh tranh về CNTT của các nước trên TG.

 

- Theo ông thì đâu là lý do dẫn đến những con số như vậy?


- So với năm 2007, phương pháp đánh giá được EIU sử dụng năm 2008 có một thay đổi quan trọng: việc đánh giá chỉ số về môi trường nghiên cứu và phát triển chủ yếu dựa vào số lượng các bằng phát minh, sáng chế trong lĩnh vực CNTT được cấp trong năm 2008. Đây là điểm yếu của Việt Nam và do vậy mà chúng ta bị tụt hạng.


Một số lý do khác là: trên tổng số 25 tiêu chí đánh giá của EIU, so với năm 2007, Việt Nam có 10 tiêu chí tăng, 10 tiêu chí giữ nguyên, và 5 tiêu chí giảm. Hai nhóm lĩnh vực có chỉ số tăng mạnh nhất của Việt Nam là nguồn nhân lực (4 tiêu chí đều tăng, điểm đánh giá tăng 1.29 lần so với năm 2007) và cơ sở hạ tầng CNTT (3 tiêu chí tăng, 1 tiêu chí giữ nguyên, điểm đánh giá tăng 2.33 lần so với năm 2007). Tuy nhiên, vị trí tổng thể của Việt Nam trên Bảng xếp hạng chưa thực sự có những chuyển biến đáng kể so với năm 2007. Điều này có thể được giải thích như sau:

 

Thứ nhất, năm 2008, tuy Việt Nam có 10 tiêu chí tăng điểm nhưng chưa thực sự có bứt phá mạnh mẽ để có thể dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí trong Bảng xếp hạng.
 

Thứ hai, trong nhóm các tiêu chí giảm điểm, nhóm lĩnh vực quan trọng nhất là môi trường nghiên cứu và phát triển lại giảm mạnh với điểm cho số lượng các bằng phát minh, sáng chế trong lĩnh vực CNTT là 0.0 như đã đề cập ở phần trên.
 

Thứ ba, nhiều nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNTT trong năm vừa qua chưa được ghi nhận đúng mức, ví dụ: hành lang pháp lý về chứng thực chữ ký số, chống thư rác đã từng bước được hoàn thiện, các cố gắng trong việc sử dụng phần mềm có bản quyền, hạ thấp tỷ lệ vi phạm bản quyền ….


- Thực sự là những con số biết nói, và có thể tạo ra những cái nhìn không được tích cực cho lắm đối với nền viễn thông và CNTT của VN hiện nay, tuy nhiên tại sao đúng vào lúc nền viễn thông và CNTT VN đang phải đối diện với những khó khăn như vậy thì các nhà quản lý lại nghĩ tới chuyện vạch ra một đề án có những mục tiêu có thể nói là hết sức táo bạo “đưa VN sớm trở thành 1 trong những quốc gia mạnh về viễn thông và công nghiệp CNTT”? Tại sao lại đúng vào thời điểm này mà không phải là vào một lúc nào đó khác? Đây cũng là câu hỏi của khán giả Ngô Vĩnh Phương ở địa chỉ Phuongnv80@gmail.com gửi về cho chương trình. Xin mời câu trả lời của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp?

 

- Viễn thông và CNTT Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, (khoảng 20%)

 

 Sau khi nghiên cứu hiện trạng, xu hướng phát triển của Viễn thông và CNTT trong 15 năm qua, kinh nghiệm phát triển Viễn thông và CNTT của các nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy: Giai đoạn 10 năm sắp tới (2010-2020) là giai đoạn quan trọng để Viễn thông và CNTT có thể biến những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, đưa Viễn thông và CNTT lên một tầm cao mới, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của đất nước.

 

Những đánh giá của EIU mới chỉ mang tính lý thuyết, chưa cập nhật với thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Một số đánh giá của EIU cuối năm 2008 cho thấy: Chỉ số Chính phủ điện tử VN (E-Gov) tăng 15 bậc, xếp thứ 92 so với các năm 2005; Chỉ số sẵn sàng kết nối mạng của VN (Networked Readiness Index – NRI) tăng hơn 10 bậc so với xếp hạng 2006-2007, đứng vị trí 73/ 127; Chỉ số phát triển hạ tầng viễn thông tăng 20 bậc so với năm 2005, đứng thứ 101.


- Vậy thì một quốc gia như thế nào sẽ được coi là “mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT”? Chúng ta sẽ phải dựa trên những tiêu chí nào để xác định là chúng ta đã trở thành mạnh hay chưa sau một thời gian thực hiện đề án?

 

img- Trên thế giới có nhiều tiêu chí để đánh giá về VT&CNTT nhưng các tiêu chí không hoàn toàn thống nhất. Các bảng xếp hạng trên thế giới khác nhau về phạm vi, quy mô và mục tiêu đánh giá.


Sau khi nghiên cứu, tham khảo rất nhiều phương pháp, tiêu chí đánh giá khác nhau, chúng tôi đặt ra một số tiêu chí cho đề án, đó là: thứ hạng trong các bảng xếp hạng; tổng doanh thu của VT&CNTT; tốc độ tăng trưởng hàng năm; số doanh nghiệp VT&CNTT có quy mô khu vực và quốc tế (doanh thu trên 15 tỷ USD, phạm vi hoạt động vươn ra quốc tế).

 

- 4 trụ cột, đó là nội dung được cô đọng lại để dễ hình dung về đề án. 4 trụ cột với những nhiệm vụ và mục tiêu hết sức cụ thể. Xin Bộ trưởng cho biết là căn cứ vào đâu mà chúng ta lại xác định nhiệm vụ của mình dựa trên 4 mục tiêu này mà không phải là ít hơn hay nhiều hơn? (dự kiến Bộ trưởng sẽ tự phản biện 1 chút cho luận điểm này, theo đó đúng ra phải xác định đề án bao gồm 6 trụ cột chứ ko phải là 4)

 

- Tôi xin đính chính một chút. 4 trụ cột là 4 lĩnh vực cơ bản của Viễn thông và CNTT bao gồm: Hạ tầng viễn thông; ứng dụng CNTT; công nghiệp CNTT; nguồn nhân lực CNTT.

 

Khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và các đề án, dự án trong lĩnh vực Viễn thông &CNTT chúng tôi đều dựa trên 4 trụ cột này.

 

Với đề án tăng tốc, dựa trên 4 trụ cột này, đề án đã xác định 6 mục tiêu cụ thể: Mục tiêu về hạ tầng viễn thông; mục tiêu đưa thiết bị nghe nhìn, máy tính, Internet đến các hộ gia đình; mục tiêu về ứng dụng CNTT; mục tiêu về công nghiệp CNTT; mục tiêu về nguồn nhân lực CNTT; và mục tiêu hình thành các tập đoàn trong lĩnh vực Viễn thông &CNTT làm chủ quốc gia, mở rộng hoạt động trên phạm.


-  Nhưng có lẽ trước tiên phải bắt đầu với vấn đề hạ tầng - vấn đề đầu tiên và là tiền đề cho mọi sự phát triển khác. Việc xây dựng và cải thiện hạ tầng Viễn thông và công nghiệp CNTT hiện nay tại VN dường như đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như việc hạ ngầm cáp quang hay hệ thống các công trình viễn thông vẫn chưa có trong quy hoạch đô thị, và vẫn phải sử dụng chung hạ tầng với các công trình công cộng khác như điện, nước, giao thông… Mà muốn có một sự thay đổi thì mọi thứ khác, thuộc những lĩnh vực khác cũng phải hoàn toàn thay đổi. Điều đó quả thực nan giải và sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện được. Trong trường hợp này cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ hành động như thế nào để thực hiện được nhiệm vụ của mình? Đây cũng là nội dung câu hỏi của khán giả Đào Tiến Minh ở quận Hai Bà Trưng (Hà nội), và khán giả Lê Minh Hồng ở Hải Phòng gửi về cho chương trình. Vâng xin nhắc lại trong điều kiện hạ tầng còn nhiều bất cập như vậy thì Bộ TT-TT sẽ phải khắc phục như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?


- Cuối năm 2008, Bộ đã trình Chính phủ Quy hoạch phát triển CNTT-TT đến năm 2020 và đang phối hợp hoàn thiện. Căn cứ vào Quy hoạch của Bộ trình Thủ tướng phê duyệt để phát triển hạ tầng CNTT-TT.


Các Sở TTTT căn cứ vào Quy hoạch phát triển VT và CNTT của quốc gia để xây dựng quy hoạch phát triển cho từng địa phương. Hết năm 2008, đã có 45 tỉnh, thành phố đã ban hành quy hoạch thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông đến năm 2010.


Hạ ngầm cáp quang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành viễn thông, và đúng như bạn nói, việc hạ ngầm cáp quang chưa có trong quy hoạch đô thị và liên quan đến nhiều ngành khác nhau như Xây dựng, Quy hoạch đô thị, Kiến trúc, Giao thông vận tải.
 

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể, nếu cần thiết sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, nội dung phối hợp giữa các Bộ ngành có liên quan để giải quyết vấn đề này.


-  Khán giả Nguyễn Trọng Khoa từ TP Hạ Long (Quảng Ninh) có câu hỏi: Trong lĩnh vực giao thông, các tổ chức tư nhân hiện nay được phép tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng, cầu, đường, và khai thác lợi ích bằng cách tiến hành thu phí. Điều này là tất yếu để phát triển nhanh mạng lưới hạ tầng giao thông. Vậy trong lĩnh vực viễn thông, các tổ chức tư nhân có hi vọng được tham gia vào quá trình cùng làm để cùng phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông này?

 

- Dự thảo Luật Viễn thông đang trình QH cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào thị trường Viễn thông, trong đó có cả việc đầu tư xây dựng hạ tầng mạng viễn thông.

 

Tích cực xã hội hóa, đặc biệt là về vấn đề hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng của Đề án tăng tốc.


- Điện thoại của khán giả từ Cà Mau: Trong chương trình phát triển quốc gia về viễn thông, chúng tôi quan tâm xem liệu chúng tôi có được sử dụng điện thoại với giá rẻ hơn nữa hay không?

 

- Điện thoại giá rẻ hơn phải căn cứ vào giá thành, với cước phí hiện nay, một số dịch vụ như điện thoại cố định đang ở mức thấp gần dưới giá thành.


Cước phí điện thoại đang ở mức tạo điều kiện phát triển tối đa các dịch vụ viễn thông cơ bản, những vùng công ích có chính sách VTCI thúc đẩy phát triển.


Tuy nhiên, giá cước cũng phải đảm bảo để doanh nghiệp có lãi để đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

 

-  Câu hỏi của khán giả Khương Văn Phúc ở Hà Đông: Tôi đã nghe nói rất nhiều tới tác động tai hại của các trạm thu phát tín hiệu BTS tới sức khỏe con người. Nhưng khi nghi hoặc đi hỏi mọi người thì mỗi người lại nói một kiểu. Vì thế cho tới lúc này vẫn không biết chắc chắn là các trạm BTS có ảnh hưởng xấu tới con người hay không? Xin Bộ trưởng Bộ TT và TT cho tôi câu trả lời thỏa đáng.

 

- Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu hay kết luận chính thức trên thế giới về tác động của trạm BTS tới sức khỏe con người.

 

Viễn thông trên thế giới, trong đó bao gồm các nước phát triển hàng đầu thế giới, vẫn đang tiếp tục phát triển nhanh chóng, số lượng trạm BTS vẫn tiếp tục tăng. Thực tế phát triển trên thế giới thì các trạm thu phát tín hiệu  BTS không có đến sức khỏe con người.

 

Những nghiên cứu chính thức của WHO – (số 304 vào tháng 5/2006) đã kết luận không có bằng chứng khoa học chứng minh các trạm thu phát tín hiệu  BTS ảnh hưởng đến SK.

 

Đã có Quyết định số 31/2006/QĐ-BBCVT và 32/2006/QĐ-BBCVT ngày 6/9/2006 về kiểm định công trình viễn thông. Để bảo vệ cho người dân sống quanh các trạm thu phát vô tuyến khỏi ảnh hưởng của phơi nhiễm vô tuyến điện, Bộ TT và TT đã có quy định về mức giới hạn an toàn (xác định theo mức phơi nhiễm của TCVN 3718-1:2005) và quy định các trạm thu phát thông tin di động phải đảm bảo TCVN 3718-1:2005 thông qua hình thức quản lý là kiểm định công trình viễn thông.
 

-  Cuối cùng thì điều quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất đối với bất kỳ kế hoạch nào cũng là kết quả mà nó đạt được. Chúng ta có thể biết được triển vọng của đề án này, dựa trên việc triển khai và thực thi một số kế hoạch khác tương tự hiện có. Theo hướng tiếp cận này, khán giả Phương Hồng Giang ở Đồng Nai có đưa ví dụ kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 và giai đoạn 2009 – 2010 có một nhiệm vụ trọng tâm xác định là “Xây dựng nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử”. Cho tới lúc này là giữa năm 2009, kế hoạch trên đã thực hiện được tới đâu rồi?

 

- Chính phủ điện tử về bản chất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chính quyền, kết hợp với cải cách hành chính nhằm làm tăng hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và khả năng kiểm soát các giao dịch với công dân, với các doanh nghiệp và với các cơ quan chính quyền khác.
 

Các hoạt động của Chính phủ điện tử:

- Giữa các cơ quan Chính phủ với nhau

- Giữa cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp


- Giữa cơ quan Chính phủ và người dân


Tóm lại, hoạt động của Chính phủ điện tử là mọi hoạt động của Chính phủ truyền thống được ứng dụng CNTT, kết hợp với cải cách hành chính để có một Chính phủ tốt hơn.


Về Kế hoạch ứng dụng CNTT 2009-2010 được TTgCP phê duyệt ngày 31/3/2009 (Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009 – 2010). Các bộ, ngành và địa phương đang xây dựng kế hoạch để Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và tổng hợp trình Chính phủ thông qua.


Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về VT&CNTT nhằm tạo ra bước phát triển đột phá cho VT&CNTT Việt Nam. Các mục tiêu tổng quát của dự án bao gồm: nâng cao thứ hạng của VT&CNTT trên thế giới; duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của VT&CNTT trong thời gian tới; nâng cao tổng doanh thu và đóng góp cho ngân sách nhà nước của VT&CNTT; hình thành một số doanh nghiệp VT&CNTT làm chủ quốc gia, vươn ra quốc tế.

 

-  Câu hỏi của một cán bộ tên là Nguyễn Hoàng làm về CNTT ở tỉnh Thái Nguyên gửi về từ địa chỉ email nguyenhoang007@yahoo.com : Có một vấn đề trong xây dựng Chính phủ điện tử cũng như chính quyền điện tử tại địa phương là một bộ phận lớn cán bộ là những người lãnh đạo, quản lý lại không có những kỹ năng cơ bản về CNTT, ông nghĩ như thế nào về điều này?

 

- Tôi nghĩ, đây là điều bình thường vì CNTT nói chung, Chính phủ điện tử nói riêng là những vấn đề mới ngay cả trên thế giới. Việc khắc phục, học và làm chủ những kỹ năng cơ bản về CNTT là việc không khó và có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

 

Điều quan trọng hơn là nhận thức, là sự quyết tâm, là tầm nhìn đối với việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử. 

 

- Vẫn là khán giả ở Thái Nguyên hỏi: Thực ra là Chính phủ đã có chương trình đào tạo cho cán bộ, công chức nhà nước về CNTT nhưng thực tế thì năng lực, trình độ của họ vẫn còn cách rất xa so với yêu cầu. Vậy sẽ phải khắc phục như thế nào thưa Bộ trưởng?


- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, trong đó có việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức nhà nước là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của lãnh đạo và của từng cán bộ, công chức.


Để khắc phục điều bạn nói, một mặt cần tiếp tục tổ chức, triển khai các khóa đào tạo về CNTT cho cán bộ, công chức. Mặt khác, cần tiếp tục cải tiến các chương trình đào tạo để nội dung đào tạo là thiết thực, gắn kết với các ứng dụng thực tiễn. Ngoài ra, còn cần có cơ chế khen thưởng, khuyến khích cán cán bộ, công chức ứng dụng CNTT giỏi.

 

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để cán bộ, công chức có thể ứng dụng CNTT đó là vấn đề nhận thức và sự quyết tâm, vào cuộc của lãnh đạo. Khi người cán bộ, công chức nhận thấy ứng dụng CNTT là tốt cho công việc của bản thân thì chắc chắn họ sẽ làm được. Và khi lãnh đạo đơn vị trực tiếp ứng dụng CNTT, chắc chắn cán bộ, công chức của đơn vị đó sẽ ứng dụng CNTT.


- Một trong những câu chuyện về ứng dụng CNTT không thể không nhắc tới, đó là việc ứng dụng tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nông thôn miền núi. Khán giả Nguyễn Văn Bình ở Hà Tĩnh có câu hỏi: Nhà nước chủ trương phổ cập CNTT về các vùng sâu vùng xa, cho nên có những chính sách hỗ trợ các DN để tăng cường triển khai các hoạt động dịch vụ tại những khu vực này. Các gia đình chúng tôi rất phấn khởi khi mà cùng lúc nhận được nhiều lời mời chào từ các nhà cung cấp để sử dụng dịch vụ của họ với những ưu đãi hấp dẫn, như tặng máy điện thoại miễn phí, và miễn giảm cước gọi điện thoại chẳng hạn. Nhưng từ đó mà xảy ra hiện tượng một gia đình cùng lúc có thể sở hữu tới vài máy điện thoại với ngần ấy đầu số. Cá nhân tôi thấy hết sức lãng phí. Xin được hỏi là chẳng lẽ cứ để tình trạng này tiếp diễn?

 

- Việc khuyến mại, ưu đãi nhận máy điện thoại miễn phí, giảm cước điện thoại là những chương trình nằm trong chiến lược tiếp thị kinh doanh, mở rộng thị trường của các DN.

 

Tuy nhiên, Nhà nước sẽ có quy định đảm bảo cạnh tranh lành mạnh của thị trường viễn thông, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng – mà trước tiên là đảm bảo chất lượng dịch vụ.

 

Kho số điện thoại là tài nguyên quốc gia, do Nhà nước mà trực tiếp là Bộ TT và TT quản lý. Thời gian tới, Bộ sẽ có những quy định chặt chẽ hơn trong việc khai thác và sử dụng kho số của các DN để đảm bảo việc sử dụng kho số hiệu quả hơn.

 

-  Cảm ơn Bộ trưởng, và xin được tiếp tục chương trình với một số câu hỏi liên quan tới các trụ cột được nhắc tới trong đề án. Thưa Bộ trưởng, theo đề án, công nghiệp CNTT được yêu cầu sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất nhiều sản phẩm VN, ưu tiên đột phá một số ngành như: Phần mềm nội dung số... Vậy hiện nay, công nghiệp CNTT ở VN đã phát triển tới giai đoạn nào rồi? Căn cứ vào đâu mà chúng ta có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu xây dựng được 1 nền công nghiệp CNTT lớn mạnh? Đây cũng là nội dung câu hỏi của một khán giả từ địa chỉ email phuonglmp@yahoo.com.

 

- Hiện nay, công nghiệp CNTT mới ở giai đoạn đầu phát triển.

 

Cụ thể: Công nghiệp phần cứng - điện tử mới ở giai đoạn 1 là giai đoạn lắp ráp các thiết bị phần cứng, điện tử cho các công ty nước ngoài. Công nghiệp phần mềm cũng chỉ mới đang chủ yếu làm gia công cho thị trường trong nước và quốc tế với tổng doanh thu còn khiêm tốn.

 

Tuy nhiên, điểm đáng khích lệ và cũng là điều khả quan của công nghiệp CNTT Việt Nam, đó là việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong suốt 5-7 năm vừa qua ( khoảng 20-30%/năm).

 

Từ hiện trạng và tiềm năng của Việt Nam (dân số trẻ, ham học hỏi), Đề án cũng đặt ra mục tiêu tăng tốc cho công nghiệp CNTT Việt Nam bao gồm: Nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm công nghiệp CNTT của Việt Nam, đẩy mạnh nội địa hóa sản phẩm, nâng cao vị trí của Việt Nam trên thị trường công nghiệp phần mềm thế giới.

 

Các giải pháp bao gồm: Hình thành các quỹ kích cầu cho công nghiệp CNTT, Chính phủ sẽ hỗ trợ các DN trong việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm thị trường, mở rộng, quảng bá sản phẩm. Mặt khác, sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm ưu đãi tối đa các DN công nghiệp CNTT.

 

-  Có một thực tế là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT hiện nay, nếu là làm về phần mềm thì chỉ chuyên gia công cho nước ngoài mà không tự sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu của chính họ, thương hiệu Việt Nam. Đây là một thiệt thòi cho thị trường trong nước, vì sử dụng các sản phẩm nước ngoài thì bao giờ giá thành cũng đắt, và nhân lực CNTT Việt Nam không có cơ hội để thể hiện hết tài năng. Muốn phát triển CNTT thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì phải thúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực tự sáng tạo. Nhưng đây vẫn là quyết định mang tính chất tự chủ, cá nhân của doanh nghiệp, và tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính họ. Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò như thế nào trước thực tế này?

 

img- Việc xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu riêng là một việc khó. Ngay như Ấn Độ - cường quốc số 1 thế giới về gia công phần mềm thì ở Việt Nam chúng ta cũng chưa thấy có sản phẩm phần mềm Ấn Độ nào thực sự phổ biến. Hầu hết các phần mềm chúng ta dùng hàng ngày là của một số ít các tập đoàn nổi tiếng thế giới.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu CNTT nói chung, thương hiệu phần mềm Việt Nam nói riêng, là rất cần thiết về lâu dài.

 

Chính phủ sẽ hỗ trợ thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam. Với đội ngũ nhân lực chất lượng cao, hy vọng các doanh nghiệp sẽ có các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới.

 

- Như tôi thấy, VN hiện nay sở hữu 1 đội ngũ nhân lực CNTT rất dồi dào, số lượng sinh viên CNTT được đào tạo ra mỗi năm có thể nói là hùng hậu, và thực tế qua nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế cũng đã thể hiện mình khá ấn tượng. Vậy tại sao vấn đề về nhân lực CNTT, về chuyện thiếu – thừa, vẫn được đặt ra như là một thách thức còn tồn tại? Đây là một câu hỏi liên quan tới vấn đề con người – nhân lực CNTT do khán giả Vũ Phương Hoa ở TP Huế gửi tới cho chương trình. Xin mời Bộ trưởng có câu trả lời.

 

- Thực ra, đội ngũ nhân lực CNTT Việt Nam còn thiếu về số lượng (khoảng 100.000 nhân lực cho công nghiệp phần cứng, 30.000 nhân lực cho công nghiệp phần mềm).

 

Chất lượng chung của nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chưa cao, thể hiện qua việc thi tuyển vào các doanh nghiệp CNTT nước ngoài, các doanh nghiệp CNTT lớn, tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ khoảng 10-15%. Năng suất lao động của nhân lực phần mềm Việt Nam vẫn còn khá thấp nếu so với các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

 

Để giải quyết vấn đề nhân lực, cụ thể là đào tạo con người là một vấn đề khó, cần thời gian và sự quyết tâm của Chính phủ, của các cơ sở đào tạo và của cả người học.

 

Đồng thời, cần sự đầu tư rất lớn, không chỉ của Chính phủ mà của toàn xã hội.

 

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 nhằm giải quyết vấn đề này.

 

- Câu hỏi của khán giả Trịnh Hồng Nam (Thanh Hóa): Tôi là một cựu sinh viên CNTT ĐH Bách khoa, ra trường đã 5 năm rồi. Vì lý do cá nhân, và cũng là vì nghĩ ở địa phương sẽ cần những nhân sự CNTT trong điều kiện khan hiếm tại thời điểm đó, tôi trở về làm việc, nhưng thực sự tôi nhận thấy ở địa phương có quá ít công việc để làm. Người dân nói chung vẫn quen với cách làm việc truyền thống và chưa có khái niệm về ứng dụng phần mềm trong các công việc của họ, thành thử chúng tôi ít khi có cảm giác mình thực sự được làm việc, được sáng tạo. Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi, vì vốn trước đó, tôi được đánh giá khá cao trong trường học và cả ở một số công ty tôi thực tập. Trong khi đó, nhà nước vẫn kêu rằng nhân lực đào tạo ra trình độ không đủ đáp ứng các yêu cầu để phát triển. Tôi phải làm thế nào đây?

 

- Đây là tình trạng chung. Nhưng hiện nay, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với phát triển Ứng dụng CNTT tại địa phương và khi có cú hích là Chiến lược tăng tốc được triển khai, những người như bạn sẽ có nhiều cơ hội, môi trường đề cống hiến tốt hơn tại địa phương.

 

- Thưa Bộ trưởng, có lẽ mô hình người nghệ nhân làng nghề ứng dụng thành công CNTT trong công việc của họ chỉ là một tấm gương điển hình, mang tính chất cá biệt. Còn thực tế, việc phổ biến/phổ cập kiến thức về CNTT tới các địa phương và nhất là tới các vùng sâu vùng xa vẫn là một thách thức lớn, do cả vấn đề hạ tầng và mặt bằng dân trí. Liệu sẽ phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

 

- Đây là hai trong những mục tiêu của đề án, đó là: 1- Đưa các phương tiện nghe nhìn đến người dân và hội gia đình. 2 - Phát triển nhanh hạ tầng viễn thông.

 

Cả 2 mục tiêu trên đều cần đến chính sách kích cầu, chính sách VTCI để đưa thông tin đến với người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

 

- Câu hỏi của một khán giả từ Hà Tĩnh: Thưa Bộ trưởng, cháu hiện đang là học sinh trường PT Năng khiếu Hà Tĩnh và dự định sau này sẽ theo ngành CNTT. Với việc Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT thì liệu cháu có hi vọng ra trường sẽ kiếm được việc làm đúng ngành nghề?

 

- Cháu cứ mạnh dạn học. Tất cả những ai học giỏi và đam mê CNTT, chắc chắn cơ hội tốt sẽ đến bởi đối với ngành nghề này, không chỉ cần giỏi mà còn cần đam mê nữa thì mới phát triển được.

 

- Câu hỏi của khán giả Trịnh Hồng Nam (Thanh Hóa): Tôi là một cựu sinh viên CNTT ĐH Bách khoa, ra trường đã 5 năm rồi. Vì lý do cá nhân, và cũng là vì nghĩ ở địa phương sẽ cần những nhân sự CNTT trong điều kiện khan hiếm tại thời điểm đó, tôi trở về làm việc, nhưng thực sự tôi nhận thấy ở địa phương có quá ít công việc để làm. Người dân nói chung vẫn quen với cách làm việc truyền thống và chưa có khái niệm về ứng dụng phần mềm trong các công việc của họ, thành thử chúng tôi ít khi có cảm giác mình thực sự được làm việc, được sáng tạo. Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi, vì vốn trước đó, tôi được đánh giá khá cao trong trường học và cả ở một số công ty tôi thực tập. Trong khi đó, nhà nước vẫn kêu rằng nhân lực đào tạo ra trình độ không đủ đáp ứng các yêu cầu để phát triển. Tôi phải làm thế nào đây?

 

- Đây là tình trạng chung. Nhưng hiện nay, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với phát triển Ứng dụng CNTT tại địa phương và khi có cú hích là Chiến lược tăng tốc được triển khai, những người như bạn sẽ có nhiều cơ hội, môi trường đề cống hiến tốt hơn tại địa phương.

 

- Tôi là chủ một DN về sản xuất phần mềm CNTT. Tôi có quan tâm tới một nội dung trong Đề án. Đó là, một trong những mục tiêu lớn của Đề án là phát triển một số tập đoàn Viễn thông và CNTT để làm nòng cốt ở quốc gia và phát huy ở phạm vi thế giới. Vậy thì DN như thế nào thì sẽ được nhà nước tập trung để đầu tư phát triển theo định hướng này? Và nhà nước sẽ có những ưu đãi ưu tiên như thế nào để hỗ trợ cho DN trong mục tiêu đó?

 

img- Hiện nay, Bộ đang đề xuất các chính sách về Thuế, Khu công nghiệp tập trung đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.


- Có quá nhiều việc phải làm trong bối cảnh năng lực và thực trạng nền Viễn thông và CNTT hiện nay tại Việt Nam, và chắn chắn sẽ cần tới những chính sách có tính chất đột phá để hỗ trợ biến những mục tiêu hết sức chính đáng thành hiện thực. Trong số những dự án, kế hoạch mà chúng ta đã đề ra thì đâu sẽ là những chính sách được coi là có tính “đột phá” thưa Bộ trưởng?

 

- Đó là 3 trong 6 mục tiêu đặt ra, gồm: 1- Hạ tầng CNTT-TT: dựa vào chính sách mới trong Luật Viễn thông. 2 - Các phương tiện nghe nhìn đến người dân, hộ gia đình: dựa trên phát triển thực tiễn trong những năm gần đây và kết quả thức hiện chính sách VTCI. 3 - Một số doanh nghiệp phát triển tốt và có khát vọng phát triển ra nước ngoài.

 

- Câu hỏi cuối cùng xin được đặt ra cho Bộ trưởng. Đề án đưa VN nhanh chóng trở thành cường quốc về CNTT mà chúng ta đang tập trung nói tới, sẽ chỉ có 1 thời gian ít ỏi, 7 năm thôi để thực hiện. Trong điều kiện hiện nay tại VN, nhiều người tỏ ra lo ngại, vì nếu nhìn ra bên ngoài, nhiều quốc gia thậm chỉ chỉ là các quốc gia lân cận, phát triển hơn Việt Nam rất nhiều mà vẫn chưa tự nhận mình là “cường quốc” về CNTT. Vậy thì ông nghĩ sao nếu có người cho rằng đề án này là phiêu lưu và thiếu thực tế?

 

- Thực chất Việt Nam cần có định hướng, mục tiêu phát triển do vậy cần thiết xây dựng Chiến lược ngay từ bây giờ.

  

Nhìn xa hơn trên thế giới, họ chỉ hơn nền tảng và ngôn ngữ học. Hạ tầng họ thua ta.  Căn cứ vào thực tiễn phát triển của Viễn thông và CNTT Việt Nam trong 5 năm gần đây, tôi có thể nói chúng ta sẽ thành công với Đề án này. Đây hoàn toàn là niềm tin có thật, cộng với quyết tâm thực hiện không chỉ từ lợi thế nguồn nhân lực mà còn nhờ sức mạnh văn hóa, ý thức dân tộc.

 

Cũng xin nói lại, Đề án này không phải thực hiện trong 10 năm mà là 11 năm, từ 2010 - 2020.

 

BBT: Xin cảm ơn sự có mặt của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, sự quan tâm  của khán giả Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, độc giả VTC News, VietNamNet, ICT News, http://mic.gov.vn tới lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Xin cảm ơn VTC và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp để chúng tôi thực hiện thành công buổi đối thoại trực tuyến ngày hôm nay.