Người dân đồng thuận phòng chống đại dịch

Thứ sáu, 08/05/2020 09:26

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 đã làm xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, trong đó có người dân Phú Yên, nhất là người nghèo, người yếu thế. “Chống dịch như chống giặc”, người dân ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt đã và đang được triển khai.

20200525-M11.jpg
 
Nhân viên Bệnh viện Đa khoa Phú Yên kiểm tra thân nhiệt những người được phép vào chăm sóc người bệnh đang điều trị nội trú. Ảnh: YÊN LAN
 
Theo dõi thông tin về tình hình COVID-19 và những động thái mới nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh sau hai tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, bà Huỳnh Thị Tùy Diễm (phường 1, TP Tuy Hòa) tán thành việc hạn chế ra khỏi nhà, không đến những vùng có dịch khi không thực sự cần thiết; không tập trung đông người; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện… “Sau hai tuần cách ly toàn xã hội, tình hình ổn nhưng mà chưa “chắc ăn”, nên những biện pháp trên là cần thiết. Người dân phải giữ cho chính mình, cho gia đình và cho cộng đồng”, bà Diễm nói.
 
Cùng suy nghĩ với bà Diễm, bà Tạ Thị Ngọc Thảnh (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa) nói rằng việc khuyến khích người dân không ra khỏi nhà và những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh trong công tác phòng chống COVID-19 là nhằm bảo vệ từng cá nhân, từng gia đình và bảo vệ địa phương khỏi đại dịch. Vì vậy, bà con nên nghiêm túc tuân thủ.
 
20200525-m12.jpg
Nhân viên y tế Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên đo thân nhiệt người đến khám chữa bệnh. Ảnh: YÊN LAN
 
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị ở Phú Yên đã vào cuộc, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống COVID-19. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa để “thủng lưới” ca nào. Vẫn biết đời sống của người dân bị xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh, nhất là người nghèo, người yếu thế. Vẫn biết đối với những người “làm bữa mai ăn bữa chiều”, cuộc sống đang rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu không thận trọng thì bao nhiêu công sức của các cấp ngành, của toàn dân Phú Yên trong thời gian qua sẽ đổ sông đổ bể. Mặt khác, Phú Yên rất gần Khánh Hòa - địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Nếu dịch bệnh lây lan và bùng phát trên địa bàn tỉnh, việc ứng phó sẽ khó khăn bởi cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế… của chúng ta còn hạn chế so với các địa phương khác.
 
Bà Đào Mỹ Diễm Kiều (phường 7, TP Tuy Hòa) nói: “Theo tôi, tỉnh ta tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết. Trong nước, dịch bệnh đã lây lan ra cộng đồng. Cho nên trong giai đoạn khống chế, không để bùng phát trong cộng đồng, chúng ta thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch thì sẽ tránh lây lan và hạn chế tổn thất cho xã hội. Đây là điều cần thiết trong lúc này”.
 

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống COVID-19 tỉnh Phú Yên, đến 17 giờ ngày 16/4, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp bệnh xác định và trường hợp tiếp xúc gần; cũng không còn trường hợp bệnh nghi ngờ. Đã giám sát y tế 13.004 trường hợp (trong đó có 497 người nước ngoài đến từ các quốc gia, lãnh thổ và các vùng có dịch), hiện còn 3.433 người đang trong thời gian giám sát, cụ thể: Cách ly tại nhà/nơi lưu trú: 297 người; đang tự theo dõi sức khỏe hàng ngày: 3.136 người. Cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu làm xét nghiệm 111 trường hợp, kết quả âm tính 110 trường hợp, đang chờ kết quả một trường hợp.

 
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến cuối ngày, cả nước ghi nhận 268 ca mắc COVID-19, trong đó có 176 người đã được chữa khỏi bệnh, bao gồm 16 người trong giai đoạn 1 (từ ngày 23/1-13/2) và 160 người trong giai đoạn 2 (từ ngày 6/3-16/4).
 
 
Ngọc Lan
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top