Chiếc gùi trong văn hóa của người Jrai

(Mic.gov.vn) - 

Trong văn hóa của các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, người Jrai ở Gia Lai nói riêng, chiếc gùi không chỉ là đồ vật trong cuộc sống thường ngày mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự khéo léo, tính thẩm mỹ, mang tâm tư, tình cảm của người làm ra nó.


20232010-duy9.jpg

Ảnh minh họa

Gùi thường được làm từ tre, nứa và dây mây. Khi đan gùi, người Jrai tạo hoa văn trang trí bằng cách đan cài các sợi nan màu đen, màu đỏ hoặc lật mặt cật để có hai màu khác nhau. Thân gùi có thể nẹp tre hoặc mây. Có 3 loại gùi chính: gùi thân tròn, một lớp, đan thưa dùng khi đi lấy củi, rau, măng…; gùi thân tròn, một lớp, đan dầy dùng để đựng lúa, gạo, ngô...; gùi thân dẹt một hoặc ba ngăn, đan dầy dùng cho đàn ông đi rẫy, đi săn để đựng cơm, thuốc hút, ống tên…

Theo già làng Rơ Chăm Sui ở làng Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, người Jrai xem gùi là vật dụng quan trọng, mang nét đẹp riêng của dân tộc. Ngày nay, người Jrai đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống vừa để bán nhằm tăng thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Hồng Điệp

(Nguồn: dantocmiennui.vn)

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)