Rộn ràng nhịp trống Ghi-năng

(Mic.gov.vn) - 

Với người Chăm, cùng với kèn Saranai và trống Paranưng, trống Ghi-năng là một trong 3 loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi tiếng trống Ghi-năng vang lên, đó là âm hưởng linh thiêng, báo hiệu mùa lễ hội sắp đến, mọi người vui vẻ, phấn khởi, cùng hòa mình vào các lễ hội của cộng đồng.


20231410-duy23.jpg

Ảnh minh họa

Trống Ghi-năng có hình dáng gần giống trống cơm của người Kinh nhưng kích thước lớn hơn, thân làm bằng gỗ dài khoảng 0,7 m, được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Mặt nhỏ của trống thường được căng bằng da dê và đánh bằng tay không, mặt lớn được căng da trâu và đánh bằng dùi. Khi diễn tấu, bao giờ trống Ghi-năng cũng đi thành một cặp và được đặt chéo nhau, người chơi ngồi dưới đất, kê trống lên đùi, một mặt trống tiếp đất được gõ bằng dùi, một mặt hướng lên trời được vỗ bằng tay với kỹ thuật biểu diễn điêu luyện.

Nhịp trống Ghi-năng tùy thuộc vào tài năng của các nghệ nhân nhưng với âm thanh lúc thì rộn ràng, hùng hồn, lúc lại vui tươi, háo hức, trống Ghi-năng mãi là “nhạc cụ thiêng” của người Chăm vào các dịp lễ hội như Katê, Ramưwan, mừng xuân mới…

Nguyễn Thanh

(Nguồn: dantocmiennui.vn)

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)