Nông dân Sơn La với chuyển đổi số

Thứ ba, 13/12/2022 17:59

Hội Nông dân Sơn La đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ.

11t29.jpg

Chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nông dân làm giàu

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là "chìa khóa" cho phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam và con đường làm giàu từ nông nghiệp của nông dân. Hội Nông dân tỉnh Sơn La xác định, chuyển đổi số là làm cho người dân hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn; chuyển đổi số thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; giảm chi phí sản xuất, kết nối thị trường thuận tiện, nhanh chóng. Chuyển đổi số tích cực góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân - một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Đối với gia đình ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Theo chủ trương của tỉnh, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm 2014, ông chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cà phê sang trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, gia đình ông đã trồng được khoảng 4.000 cây trên diện tích 4 ha gồm 7 loại: Cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam C36, cam đỏ, cam Mỹ, bưởi da xanh, cam đường; đồng thời duy trì 2ha cà phê trồng xen cam, bưởi, bơ đã cho thu hoạch.

Để năm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác và phát triển cây ăn quả ngoài việc tự tìm tòi, học hỏi, tham gia các lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề học hỏi kinh nghiệm từ các trang trải khác thi chiếc điện thoại thông minh, kết nối mạng internet là thứ không thể thiếu đối với ông. Từ cánh trồng, bón phân theo quy trình, cắt tỉa, chăm sóc quả đến việc tiêu thu sản phẩm mình tạo ra đều được ông thực hiện thông qua mạng internet.

"Hàng năm gia đình ông cung cấp ra thị trường hàng chục tấn quả có múi ra thị trường, doanh thu đạt hạng tỷ đồng mỗi năm. Ông Hoàng Văn Chất thành công được như ngày hôm này đó là nhờ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mạnh dân thay đổi tư duy sản xuất, được biết là ông đã linh hoạt trong việc ứng dụng, chuyển đổi công nghệ số vào phát triển kinh tế", ông Chất nói.

Còn tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm nông sản an toàn, thực phẩm an toàn của Hội Nông dân tỉnh Sơn La tại Tổ 2, đường Mai Đắc Bân, phường Quyết Thắng, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La. Tại đây có trên 200 sản phẩm các loại. Trong đó nổi bật có trên 90 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của các tỉnh Sơn La và các tỉnh thành trên cả nước.

Nhằm hỗ trợ nông dân giới thiệu, quảng bá và cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết nối cung cầu sản phẩm giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh lân cận tại điểm bán, trưng bày. Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Sơn La nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Hội Nông dân tỉnh Sơn La có 12 Hội Nông dân huyện, thành phố; 199 cơ sở Hội; trên 2.450 chi Hội với 170.334 hội viên. Để thực hiện tốt Chương trình chuyển đổi số. Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân thực hiện chuyển đổi số; tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số với các ngành cấp tỉnh.

Để thực hiện tốt Chương trình chuyển đổi số, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân thấy rõ được lợi ích của chuyển đổi số; tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số với các ngành cấp tỉnh. Chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp thu các chủ trương về chuyển đổi số, hướng dẫn ứng dụng công nghệ số. Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nông sản và đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử.

Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp thu các chủ trương về chuyển đổi số, hướng dẫn ứng dụng công nghệ số; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nông sản và đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử… 

Đến nay, các cấp Hội Nông dân Sơn La đã tổ chức được hàng trăm  buổi tuyên truyền cho hàng chục nghìn lượt hội viên, nông dân. Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ số với hàng trăm hội viên, tham gia; hàng chục nghìn hội viên, nông dân sử dụng điện thoại thông minh và cài đặt phần mềm ứng dụng công nghệ số. Năm 2022, đã hỗ trợ các hộ dân đưa 413 sản phẩm lên sàn Postmart.vn. Hỗ trợ cho 26 hợp tác xã thực hiện đưa 108 sản phẩm nông sản/ đặc sản địa phương lên sàn Postmart.vn (trong đó có 59 sản phẩm OCOP). Trên 12.750  số hộ SXNN tham gia sàn TMĐT Postmart.

Để tiếp tục hỗ trợ nông dân áp dụng chuyển đổi số thời gian tới Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, hội viên, nông dân thấy rõ những lợi ích của chuyển đổi số; Huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng công nghệ số; Đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị để hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm sản xuất ứng dụng công nghệ số, từ đó nhân ra diện rộng; Vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ hội viên, nông dân nghèo mua, lắp đặt các thiết bị ứng dụng công nghệ số, như lắp đặt Wifi, điện thoại thông minh.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top