IPC công bố ấn phẩm khảo sát về thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2021

Thứ sáu, 28/01/2022 09:39

Ấn phẩm khảo sát người mua sắm thương mại điện tử xuyên biên giới của IPC (Hiệp hội Bưu chính Quốc tế) năm 2021 vừa được công bố đã cung cấp một góc nhìn tổng quan về kỳ vọng và thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng xuyên biên giới.

2022128-u1.jpg

Cuộc khảo sát được thực hiện với 33.000 người tham gia tại 40 quốc gia trên toàn cầu, chiếm 93% thị trường thương mại điện tử thế giới. Cùng với việc xem xét tác động của các quy định mới, cuộc khảo sát còn cập nhật các xu hướng thương mại điện tử hiện tại và tương lai và các xu thế phát triển bền vững.

Điểm nổi bật của cuộc khảo sát là: 25% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi Brexit. 39% người tiêu dùng châu Âu bị ảnh hưởng bởi các quy định về hải quan và thuế VAT mới của EU; Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến (cả trong nước và xuyên biên giới) ít nhất một lần một tuần vẫn ở mức 22%; Thị phần thương mại điện tử của Trung Quốc và Vương quốc Anh đều giảm 3% trong năm 2021; Amazon đứng thứ nhất chiếm 26% các giao dịch mua hàng xuyên biên giới, AliExpress (19%) ở vị trí thứ hai, eBay (10%) ở vị trí thứ ba và Wish (7%) đứng vị trí thứ 4 trong số các nhà bán lẻ cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Khảo sát cũng phân tích người tiêu dùng bị ảnh hưởng như thế nào khi Anh rời Liên minh Châu Âu và khi áp dụng các loại phí hải quan và loại bỏ miễn thuế VAT đối với các mặt hàng có giá trị thấp vào EU. 39% người được hỏi cho biết các quy định thuế VAT mới đã ảnh hưởng đến việc mua hàng xuyên biên giới của họ, hơn một nửa trong số đó cho rằng giá trị của các mặt hàng được mua đã bị tăng lên và/hoặc họ đã phải trả thêm phí hải quan so với những năm trước.

Nhìn chung, sự ra đời của các luật mới đã làm gia tăng các khoản phí liên quan đến thương mại điện tử, phí nhập khẩu mua hàng là 21% trong năm nay so với 13% trong năm 2020.

Kể từ khi tăng thuế hải quan và phí nhập khẩu, báo cáo khảo sát đã chỉ ra rằng nhu cầu mua sắm của Trung Quốc đã giảm hơn 3% ở vị trí 17 trong số 40 quốc gia được khảo sát và ở khu vực châu Âu, Vương quốc Anh cũng là nước giảm nhu cầu mua sắm nhất trong số năm quốc gia trong khu vực.

Cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên, với khoảng 22% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần một tuần. Con số vẫn giữ nguyên cho tới khi tăng đột biến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhìn chung, 79% người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trực tuyến mỗi tháng một lần và xu hướng thúc đẩy thương mại điện tử kích thích nhu cầu mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, theo dự đoán nhiều người sẽ chọn mua sắm trực tuyến từ các nhà bán lẻ điện tử trong nước hơn là các nhà bán lẻ điện tử xuyên biên giới, với 27% số người được hỏi cho biết họ sẽ mua hàng trong nước nhiều hơn.

Giám đốc điều hành IPC, ông Holger Winklbauer cho biết: “Cuộc khảo sát người mua thương mại điện tử xuyên biên giới của IPC tiếp tục cập nhật những thông tin vô cùng giá trị cho ngành bưu chính và đây vẫn là một trong những cuộc khảo sát lớn nhất của lĩnh vực này. Ấn bản này lần đầu tiên cho thấy tác động của cả Brexit và những thay đổi về thuế của EU đối với thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thương mại điện tử từ lâu đã trở thành xương sống của ngành bưu chính, do đó, điều quan trọng là các cơ quan bưu chính phải hiểu và thích ứng với nhu cầu và mối quan tâm ngày càng tăng của khách hàng.”.

PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top