Bắc Giang phát huy giá trị truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa

Thứ ba, 07/12/2021 15:25

Triển khai thực hiện Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo; Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)ban hành Quyết định số 455/QĐ-BTTTT ngày 06/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021. Bắc Giang là tỉnh đầu tiên Bộ TT&TT phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Triển lãm. Đây là hoạt động thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

20121207-l101.jpg

Sức hút Tây Yên Tử - Niềm tự hào du lịch Bắc Giang. Ảnh: Cổng TTĐT Bắc Giang.

Bắc Giang vùng đất giàu bản sắc văn hóa

Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam, luôn giữ vai trò là phên dậu của thành Đông Đô, Thăng Long trong các cuộc đấu tranh chống giặc phương Bắc xâm lược; có vị trí quan trọng nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, là vùng đất có thế mạnh ba vùng: Miền núi, trung du và đồng bằng. Là một tỉnh với 45 thành phần dân tộc thiểu số; dân số người dân tộc thiểu số có 257.258 người, bằng 14,26 % dân số toàn tỉnh, trong đó có 06 dân tộc thiểu số có dân số đông, sinh sống thành cộng đồng, gồm: Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay (bao gồm Cao Lan và Sán Chí), Dao; nhiều dân tộc thiểu số là người bản địa sống lâu đời đã trải qua hàng ngàn năm đoàn kết, chia sẻ, thương yêu, xây dựng và bảo vệ quê hương, cùng nhau hun đúc, tạo dựng nên những giá trị truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa tốt đẹp, bền vững.

20211207-l6.jpg

Các đại biểu tham quan Triển lãm.

Tỉnh Bắc Giang hiện có 02 tôn giáo được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập tổ chức và hoạt động ổn định đó là: Đạo Phật và Đạo Công giáo. Đạo Phật có khoảng 87.730 tín đồ thường xuyên sinh hoạt và trên 110.000 tín đồ không thường xuyên sinh hoạt, chiếm 10,8 % dân số toàn tỉnh; Đạo Công giáo có 32.964 nhân danh (Giáo dân), chiếm 1,8% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản giữ được ổn định, theo hướng tuân thủ pháp luật. Sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo diễn ra “tốt đời, đẹp đạo” và được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi; các tôn giáo có nhiều hoạt động từ thiện, xã hội, tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

20121207-l100.jpg

Triển lãm trưng bày 200 tư liệu, hình ảnh; trưng bày sách, báo viết về dân tộc tôn giáo, mô hình, hiện vật.

Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang Trần Minh Chiêu chia sẻ: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm tới công tác dân tộc và tôn giáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo từng bước khẳng định đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Ngoài việc duy trì thực hiện tốt các chính sách của trung ương, tỉnh còn ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, như: Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho 36 thôn bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh theo Nghị quyết số 12 năm 2018 của HĐND tỉnh; chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 07 năm 2017 và Nghị quyết số 06 năm 2018 của HĐND tỉnh.

 Theo kế hoạch (giai đoạn 2021-2025), sẽ xây dựng 65 công trình ngầm dân sinh, 8 công trình cầu dân sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng nằm trên địa bàn 68 thôn, bản thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh thuộc 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; Hỗ trợ kinh phí tổ chức nuôi dưỡng học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cụ thể: Hỗ trợ thêm 30% mức lương cơ sở/học sinh ở bán trú/tháng; hỗ trợ thêm 20% mức lương cơ sở/học sinh ở nội trú/tháng.

Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

Triển lãm nhằm mục đích đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cuộc Triển lãm lưu động sẽ góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; mặt khác đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống Nhân dân.

Triển lãm tại Bắc Giang đã trưng bày 200 khung tranh tư liệu, hình ảnh; trưng bày sách, báo viết về dân tộc tôn giáo, mô hình, hiện vật; hệ thống thông tin phục vụ chiếu phim tư liệu. Các tác phẩm, tư liệu thể hiện rõ những giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Điểm nhấn tại Triển lãm lần này, Ban Tổ chức đã đa dạng hóa các khu trưng bày và các chủ đề giúp người tham quan dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về nét đặc sắc của 54 dân tộc anh em. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh, gắn bó máu thịt bên nhau trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thiên tai địch họa và xây dựng đất nước. Cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết dân tộc. Trên suốt chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số với quan điểm, nguyên tắc nhất quán và xuyên suốt: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phải được phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; hệ thống chính trị ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phải được xây dựng, củng cố và phát triển từng bước vững chắc...

20211207-l102.jpg

Hình ảnh, tư liệu thể hiện truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Bắc Giang.

Đặc biệt, chính sách nhất quán của Đàng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiệnthuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được phát huy.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó có các tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và đã hoà hợp với truyền thống lịch sử và văn hoá Việt Nam như Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo... từ đó trở thành một bộ phận của văn hoá Việt Nam. Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết tôn giáo là truyền thống quý báu của các hệ phái tôn giáo Việt Nam. Minh chứng rõ là Việt Nam không có xung đột tôn giáo.

Phát huy các giá trị tốt đẹp của sinh hoạt tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam, tôn thờ anh hùng dân tộc, giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, chống ngoại xâm, thiên tai... tiêu biểu nhất là Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, Thờ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, thờ cúng tổ tiên..., các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của sinh hoạt tín ngưỡng đóng góp to lớn cho kho tàng văn hoá Việt Nam tạo thành các hệ giá trị làm nền tảng để xây dựng đất nước.

20211207-l103.jpg

Ảnh trưng bày tại Triển lãm.

Song song với đó là việc đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo để người dân nhận diện, làm rõ về những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, xúi giục chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá nhà nước của các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo. Tuyên truyền, tôn vinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, các giáo hội và chức sắc tôn giáo trong đấu tranh, phòng ngừa lợi dụng tôn giáo, vi phạm pháp luật về tôn giáo. Tuyên truyền đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân, để bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về chính sách dân tộc và tôn giáo cũng như đời sống của các tộc người và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Kiên quyết đấu tranh chống các hành vi chia rẽ dân tộc và phản bác các luận điểm cho rằng Việt Nam hạn chế tự do tôn giáo, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Cuộc Triển lãm này, là cơ hội để đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về dân tộc tôn giáo và truyền thống lịch sử bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc. Ghi nhận những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc tỉnh nhà; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Triển lãm sẽ góp phần nâng cao nhận thức, khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo nói riêng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp phát triển các dân tộc tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang Trần Minh Chiêu khẳng định.

 

 

Ngô Xuân Lộc
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top