Doanh nghiệp tăng gấp đôi năng suất nhờ chuyển đổi số

Thứ bảy, 30/10/2021 09:35

Nhờ số hoá một số công đoạn từ 2019, doanh nghiệp gia công may mặc Vina Korea đã giảm bớt số lao động thủ công, đồng thời tăng 20% năng suất.

Với ngành hàng chủ lực là gia công may mặc đơn hàng xuất khẩu tại các quốc gia trên thế giới, Công ty TNHH Vina Korea (khu công nghiệp Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc) xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.

20211028-m14.jpg 

Một công nhân của Công ty TNHH Vina Korea. Ảnh: Vina Korea

Theo đại diện của công ty, trước đây, người lao động phải mất khá nhiều thời gian, công sức để di chuyển hàng đến các chuyền may. Từ năm 2019, doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống chuyền treo tự động, chỉ cần những thao tác trên máy tính, sản phẩm đã được chuyển đến từng công nhân, từ đó giảm bớt số lao động thủ công, song năng suất lại tăng gấp đôi.

Vina Korea còn đầu tư phần mềm thiết kế mẫu may mặc, không chỉ cắt giảm được nhiều khâu, thời gian, chi phí mà còn giúp công nhân không bị nhầm lẫn các chi tiết với nhau, may nhanh hơn, năng suất tăng 20%. Hiện, công ty đã trở thành đối tác của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU và Canada.

Tương tự, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc (PC Vĩnh Phúc) cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa trong quản lý vận hành lưới điện. Đơn vị cung cấp dịch vụ điện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, tích hợp cung cấp tất cả các dịch vụ điện ở mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Các ứng dụng, phần mềm như Quản lý kinh doanh điện, phần mềm Quản lý kỹ thuật nguồn và lưới điện, phần mềm Quản lý an toàn, phần mềm Quản lý Văn phòng... được phổ cập rộng rãi.

Đặc biệt, PC Vĩnh Phúc đã triển khai số hóa hợp đồng mua bán điện sinh hoạt đối với những khách hàng đã ký bằng giấy.

Đến tháng 8/2021, công ty đã số hóa được hơn 190.000 bộ hợp đồng. Thay đổi này mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong hợp đồng, đặc biệt là bên bán điện như tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công, in ấn và lưu trữ bản giấy; tiết kiệm thời gian thực hiện, ký kết và quản lý của bên bán điện.

Theo thông kê, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 2.400 doanh nghiệp nhà nước, dân doanh có hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh dịch vụ số với các sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện tử, linh kiện điện tử.

Hầu hết đang đẩy mạnh chuyển đổi số, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất. Qua đó, doanh nghiệp từng bước mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển bền vững.

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tới năm 2030 có tối thiểu 1.100 doanh nghiệp công nghệ số. Bên cạnh đó, tỉnh ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, thương mại điện tử và thúc đẩy tiêu dùng./.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top