“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Thứ tư, 13/10/2021 12:08

Ngày 12/10, Tiểu ban Truyền thông (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-TBTT về việc Truyền thông chống dịch COVID-19 giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

binh-duong-15721e.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Kế hoạch nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đổi mới tư duy và biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình, nhiệm vụ trọng tâm là: Ban hành quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; các địa phương ban hành các văn bản để cụ thể hóa thực hiện phải bát sát theo đúng và không trái với các quy định của Trung ương; tổ chức thực hiện phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ mỗi nơi thực hiện một kiểu theo quy định riêng; xác định vắc-xin là yếu tố cốt lõi trong phòng, chống dịch để thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để phục hồi phát triển kinh tế-xã hội tron giai đoạn hiện nay, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả khôi phụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó quán triệt quan điểm sản xuất phá an toàn, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong sản xuất an toàn, phát hu tính chủ động, tự chủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, ngườ dân đối với cộng đồng, xã hội, với đất nước.

Để triển khai các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trọng tâm là đổi mới tư duy và biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình.

Do vậy, các cơ quan báo chí, truyền thông cần thống nhất nhận thức và tập trung tuyên truyền để làm sâu sắc hơn trong tình hình mới. Tuyên truyền các kết quả đạt được qua đợt dịch lần thứ 4: (i) Các tâm dịch đã dần được kiểm soát, nhất là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Số ca bện nặng, ca tử vong đều giảm sâu. Năng lực y tế tăng, tỷ lệ trang thiết bị phòngchống COVID đang trong sử dụng giảm; (ii) Những kinh nghiệm ban đầu được rút ra từ đợt bùng phát dịch thứ 4 là rất quan trọng, giúp chúng ta có khả năng chống dịch tốt hơn, tự tin hơn để ngăn chặn bùng phát mới cũng như để xử lý tố hơn nếu có bùng phát mới; (iii) Các tỉnh kiểm soát được dịch thì vẫn có tăng trưởng tốt, các dự án lớn vẫn được khởi công; (iv) từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có 110 triệu liều vắc-xin. Việc tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong tháng 10, tháng 11 sẽ thay đổi cục diện phòng, chống dịch, thực sự chuyển từ thể phòng ngự sang tấn công, sang thích ứng an toàn. Tốc độ tiêm chủng, từ chỗ rất thấp, đã cao hơn trung bình thế giới, đến cuối tháng tỷ lệ tiêm sẽ cao hơn một số nước trong khu vực. Đây là thành công của Chiến lược vắc-xin; (v) Con đường phía trước đã rẽ hơn. Từ nay đến cuối năm 2021, các tỉnh có dịch chuyển sang thích ứng an toàn. Từ năm 2022, chuyển trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Có kế hoạch khôi phục an toàn các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như dịch vụ, du lịch, hàng không.

Đại dịch COVID-19 không chỉ là thách thức, khó khăn mà còn là cơ hội che phát triển đất nước. Báo chí, truyền thông cần đầu tư nhiều hơn bài viết, chương trình về các cơ hội do COVID mang lại, nếu không tận dụng được cơ hội này đá vươn lên thì mất mát sẽ chỉ là mất mát... Mục đích cuối cùng của công tác phòng, chống dịch là đưa cuộc sống trở lại bình thường, trong đó giải pháp y tế là quan trọng, giải pháp hành chính phải đảm bảo đúng luật và gây ảnh hưởng nhỏ nhất có thể đến đời sống, quyền và quyền lợi của các đối tượng chịu tác động. Một cuộc sống bình thường trở lại phải được tạo dựng từ sự bình tĩnh, nhất quán trong ứng xử với dịch bệnh của các cấp chính quyền, từ thái độ, tâm thế và kỹ năng của mỗi người dân trong việc tự kiển soát, tự bảo vệ mình và cộng đồng trong sinh hoạt hàng ngày.

Kế hoạch cũng nhấn mạnh: Thống nhất diễn đạt và ban hành các Bộ tiêu chí, quy trình an toàn khác nhau cho cá nhân, cơ sở sản xuất, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, phương tiện giao thông công cộng... đảm bảo nguyên tắc “Cứ an toàn thì được sinh hoạt bình thường, thì được mở cửa trở lại”. Triệt để giám sát và hướng dẫn cách làm đúng cho các địa phương đối với các biện pháp “phi y tế” trong phòng, chống dịch không để lạm dụng việc cách ly, ngăn sông cấm chợ đang tác động rất tiêu cực đến tâm lý, cuộc sống của người dân và doanh nghiệp. Việc thống nhất các biện pháp hành chính (cách ly, giãn cách...) trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo sự nhất quán, logic giữa các yếu tố an toàn/nguy cơ dịch tễ và các biện pháp đi kèm, tránh tình trạng thực hiện chính sách an toàn thì đẩy trách nhiệm xuống bên dưới hoặc bên dưới “làm cao hơn 1 bậc so với quốc gia” dẫn đến nhiều bất cập khi tự quyết định những biện pháp cực đoan, hà khắc hơn cả chính sách chống dịch chung, mà nguyên nhân chủ yếu là do sợ “chế độ trách nhiệm”. Cần thống nhất nhận thức để triển khai: công nhận kết quả xét nghiệm của nhau, việc cách ly tập trung cũng như cách ly tại nhà và điều trị bệnh nhân COVID-19 theo hướng “phân tải” về quy mô nhỏ nhất là các “pháo đài”, tránh để tình trạng lây chéo do cách ly tập trung đông người.

Cần nghiêm túc đánh giá và xác định lại vai trò và vị trí của cơ quan đầu tàu” trong giai đoạn tới, khi phòng, chống dịch phải đảm bảo không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Khi chưa có vắc-xin thì “Y tế” đi trước, “Kinh tế" buộc phải đi sau. Nhưng giờ đây khi vắc-xin đã chuẩn bị có đầy đủ để tiêm cho dân, thì “Kinh tế” cần lấy lại vai trò đầu tàu dẫn dắt các quyết định để mở cửa lại xã hội, “Y tế” lúc này cần làm đúng chức năng phòng, chống dịch trong bối cảnh xã hội phải trở lại hoạt động bình thường. Bất cứ quyết định nào ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội (nếu có) cần phải được đánh giá tác động trước khi ban hành. Đặc biệt, cần cho cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí truyền thông các cấp (cả Trung ương và địa phương) được cùng tham gia xây dựng chính sách ngay từ đầu, thậm chí góp ý, phản biện đối với các dự thảo văn bản, để cân nhắc đánh giá kỹ tác động chính sách, tác động truyền thông, tránh tình trạng bất ngờ, bị động trong xử lý hậu quả của chính sách trên không gian truyền thông thời gian qua.

Cần có thống nhất tiêu chí dịch tễ để mở lại các đường bay, mở lại giao thông giữa các địa phương mà không tuỳ tiện áp dụng các quy định về cách ly. Các tiêu chí hiện nay vẫn bắt buộc cách ly hoặc tập trung hoặc tại nhà, dù người di chuyển đã tiêm chủng và có kết quả xét nghiệm âm tính. Những quy định này thời gian qua lại không áp dụng với “quan chức” đi chống dịch hoặc đi công tác. Không thể tiếp tục phân biệt đối xử mà không dựa trên các yếu tố về an toàn dịch tễ như vậy.

Mặt khác, doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng cũng vừa chung sức chia sẻ khó khăn với Nhà nước bằng những đóng góp hết sức quan trọng trong thời gian qua: Tài trợ kit xét nghiệm, vắc-xin, máy thở, thiết bị y tế, đóng góp quỹ vắc-xin, tài trợ các hoạt động thiện nguyện, giúp đảm bảo an sinh xã hội trong việc giữ công ăn việc làm cho người lao động... Cần có thông điệp cảm ơn và tôn vinh đóng góp, hy sinh của các doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời có chủ trương, chính sách để giúp đỡ, bảo vệ doanh nghiệp, những “pháo đài” trong công cuộc khôi phục, mở cửa nền kinh tế trong thời gian sắp tới…

PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top