Bác sĩ điều trị Covid-19 thành “kỹ sư công nghệ”

Thứ năm, 17/06/2021 16:04

Bác sĩ Nguyễn Văn Dưỡng, 32 tuổi, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Tiên Du (Bắc Ninh), được điều động tham gia chống dịch tại Bệnh viện dã chiến số 1 ở Tiên Du từ ngày 02/05/2021.

 20210817-ta4.jpg

Ảnh minh họa

Bệnh viện dã chiến này có quy mô 300 giường, thành lập ngày 9/5/2021, có nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị bệnh nhân dương tính chuyển về từ Bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh nhân thuộc địa bàn huyện Tiên Du, Yên Phong, thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Công việc chính của BS. Nguyễn Văn Dưỡng là lấy mẫu, sàng lọc các ca F1. Sau đó thì anh được chuyển về khu điều trị bệnh nhân F0, trực tiếp điều trị người mắc COVID-19. Trong đợt dịch bùng phát mạnh ở Bắc Ninh vừa qua, bác sĩ Dưỡng và đồng nghiệp đã làm việc hết sức lực và thời gian để truy vết, lấy mẫu, sàng lọc ca bệnh nghi ngờ, nhưng số mẫu vẫn tồn đọng, không đăng ký, xét nghiệm và công bố kết quả kịp. 

Vì thế, ngoài thời gian làm việc, anh mày mò, tìm hiểu và sáng tạo phần mềm để nhập dữ liệu người bệnh. Theo anh, cách này sẽ hạn chế sai sót khi làm việc, đồng thời giảm thời gian và áp lực lên nhân viên y tế khi số ca mắc tăng nhiều.

BS. Dưỡng cho biết: “Số mẫu cứ tăng lên theo cấp số nhân mà sức lực có hạn, nhiều khi thấy 24 giờ là không đủ”. Vì thế, bằng kiến thức tự học, anh đã quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ chuyên môn của mình, sáng tạo ra một phần mềm để giúp các nhân viên y tế hạn chế sai sót khi lấy mẫu và nhập dữ liệu, theo đúng tiêu chuẩn do Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tỉnh yêu cầu.

Theo BS. Dưỡng, thuật toán này mà anh sử dụng có thể tự nhớ được các thông tin quan trọng, chính xác như tên, tuổi của người được lấy mẫu, loại bỏ thao tác thừa như viết hoa chữ cái đầu, cách dòng, căn chỉnh, ... 

“Khi nhập liệu thủ công, các nhân viên y tế sẽ phải sử dụng rất nhiều thao tác di chuyển như phím enter, sang ngang, xuống dưới, nhấp chuột..., có khi cả tiếng đồng hồ mới xong. Còn trong bảng nhập liệu do tôi thiết kế, các bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản hoặc gõ vài chữ cái trong tên là có tất cả thông tin cần tìm”. Anh giải thích thêm.

 Ngoài ra, phần mềm này còn giúp nhập dữ liệu, tạo mã gộp và giải quyết sai sót, lộn xộn khi tạo mã số bệnh nhân, giảm thời gian lao động rất nhiều. BS. Dưỡng cho biết: “Mỗi ngày, bác sĩ chỉ cần thao tác đơn giản, thực hiện một lần để bảng tự động lọc những người cần lấy mẫu vào một danh sách mà không cần ngồi tìm lại từng kết quả, gần như không có sai sót”. 

Phần mềm sơ khai được BS. Dưỡng mày mò tìm hiểu và thực hiện trong 18 tiếng. Toàn bộ ý tưởng, nội dung đều do một mình anh thực hiện và hoàn thiện dần trong quá trình sử dụng. Anh nói: “Dịch bệnh phức tạp rồi, cái gì tối giản được thì mình tối giản thôi… Công việc này tôi triển khai trong thời gian nghỉ ngơi nên không ảnh hưởng đến việc điều trị chung”.

Theo BS. Lê Việt An, Phó giám đốc Bệnh viện dã chiến số 1 Bắc Ninh, thì phần mềm do BS Nguyễn Văn Dưỡng bệnh viện viết ra, tuy không sâu và rộng nhưng áp dụng tại đơn vị có hiệu quả, nhập liệu nhanh hơn, hữu ích cho công tác phòng chống COVID-19 tại địa bàn. 

Có thể thấy rằng, vận dụng công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, trong một lĩnh vực hẹp, nhưng hiệu quả mang lại thì rất lớn, tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. 

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top