Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh nhóm lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Thứ hai, 07/06/2021 15:44

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện việc rà soát và dự kiến Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về hoạt động kinh doanh nhóm lĩnh vực bưu chính, viễn thông.

(Mọi ý kiến góp ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để hoàn thiện Phương án xin gửi về Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Bộ TTTT, 18 Nguyễn Du – Hà Nội; Email: pqvinh@mic.gov.vn; Đt: 024.39448539).

I. Lĩnh vực Bưu chính (Vụ Bưu chính)

Lĩnh vực Bưu chính có: 20 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh gồm: 05 ĐKKD; 13 TTHC; 02 Báo cáo. Ngoài ra có 02 Quy chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa:cắt giảm, đơn giản hóa: 16/20 quy định (cắt giảm 06, đơn giản 11), cụ thể: (1) Về ĐKKD: Cắt giảm, đơn giản: 02/05 ĐKKD. (2) Về TTHC: Tổng số TTHC dự kiến đơn giản hóa 12/13 TTHC. (3) Về báo cáo: đơn giản 02/02 báo cáo. Đạt tỷ lệ: 80%.

Tổng chi phí Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 6.788.269.632 đồng/năm. Chi phú tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 6.042.511.438 đồng/năm. Chi phí tiết kiệm: 745.758.194 đồng/năm. Tỷ lệ cắt giảm: 10,99%.

* Trong năm 2021

1 Cắt giảm, đơn giản hóa Thủ tục hành chính

1.1. Cấp giấy phép bưu chính

- Giảm số lượng hồ sơ từ 03 bộ xuống còn 01 bộ: Lý do:Thuận tiện đơn giản hơn cho doanh nghiệp và phù hợp với thực tế thẩm định hồ sơ cấp giấy phép bưu chính khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4.

- Thay thế “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính” và “Giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam” thành “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”: Lý do:Phù hợp với quy định Luật Đầu tư năm 2020.

- Sửa quy định về bảng giá cước dịch vụ bưu chính theo hướng làm rõ chi tiết thêm: Lý do:Nhằm đưa ra các quy định cụ thể không chung chung.

- Sửa đổi quy trình thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: Lý do: Để phù hợp với quy trình cung ứng dịch vụ công mức độ 4.

- Sửa Phụ lục I: Lý do: Phù hợp với Nghị quyết số 16/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 16/NQ-CP)

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 1, điểm b khoản 2, điểm g khoản 2, Điều 8, phụ lục I Nghị định số 47/2011/NĐ-CP

1.2. Sửa đổi, bổ sung giấy phép bưu chính

- Bổ sung phương thức tiếp nhận và trả trực tuyến trên cổng dịch vụ công. Lý do:Thuận tiện đơn giản hơn cho doanh nghiệp và phù hợp với thực tế thẩm định hồ sơ cấp giấy phép bưu chính khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4.

- Bổ sung mẫu giấy phép bưu chính sửa đổi, bổ sung. Lý do chưa có biểu mẫu để hướng dẫn doanh nghiệp, việc bổ sung này giúp doanh nghiệp thực hiện TTHC dễ dàng hơn.     

- Sửa Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP: Lý do: Phù hợp với Nghị quyết số 16/NQ-CP.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 11 và bổ sung phụ lục mẫu giấy phép và sửa phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

1.3. Cấp lại giấy phép bưu chính khi hết hạn

- Bổ sung phương thức tiếp nhận và trả trực tuyến trên cổng dịch vụ công. Lý do: Thuận tiện đơn giản hơn cho doanh nghiệp và phù hợp với thực tế thẩm định hồ sơ cấp giấy phép bưu chính khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4.

- Sửa Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP. Lý do: Phù hợp với Nghị quyết số 16/NQ-CP .

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 12 và phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

1.4. Cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được.

- Sửa “phải lập 01 bộ hồ sơ là bản gốc” thành “phải nộp 01 giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (theo mẫu tại Phụ lục V)…” Lý do: Thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện TTHC.

- Bổ sung phương thức tiếp nhận và trả trực tuyến trên cổng dịch vụ công cho phù hợp cung ứng dịch vụ công mức độ 4.Lý do:Thuận tiện đơn giản hơn cho doanh nghiệp và phù hợp với thực tế thẩm định hồ sơ cấp giấy phép bưu chính khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4.

- Sửa Phụ lục Vban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP: Lý do: Phù hợp với Nghị quyết số 16/NQ-CP.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 13 và phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

1.5.  Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính

- Sửa đổi quy trình thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: Lý do: Để phù hợp với quy trình cung ứng dịch vụ công mức độ 4.

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 7 và Điều 8 và phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh: Tổng số TTHC dự kiến đơn giản hóa 12/13 TTHC. Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 6,788,269,632 đồng/năm. Chi phú tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 6,390,855,230 đồng /năm. Chi phí tiết kiệm: 397,414,402 đồng/năm.  Tỷ lệ cắt giảm: 5.85%

2. Cắt giảm Điều kiện kinh doanh: Cắt bỏ quy định điều kiện về tài chính: Lý do: Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bưu chính thông thoáng.

Kiến nghị thực thi: Bỏ Điều 5 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP.

* Giai đoạn 2022-2025

3. Về cắt giảm các quy định về hoạt động kinh doanh

3.1. Thủ tục hành chính: Bỏ quy định về TTHC cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính bị hư hỏng, mất không sử dụng được. Tuy nhiên, việc bỏ TTHC này sẽ chỉ thực hiện được khi việc số hóa giấy tờ công dân được thực hiện thống nhất toàn quốc.

Kiến nghị thực thi:bỏ quy định tại Điều 13 Nghị định hướng dẫn Luật Bưu chính.

3.2. Điều kiện kinh doanh: Dự kiến bỏ 02 quy định

- Có khả năng tài chính phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép.

- Có khả nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép.

Làm rõ hơn quy định về điều kiện: Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính. Lý do: Phù hợp với yêu cầu của Chính phủ khi thực hiện rà soát điều kiện hoạt động kinh doanh và đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh.

Kiến nghị thực thi: Bỏ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 21 Luật Bưu chính, bổ sung quy định tại Nghị định hướng dẫn Luật Bưu chính về đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

3.3. Quy định về chế độ báo cáo

- Thay đổi quy định yêu cầu báo cáo bắt buộc bằng bản giấy bằng hình thức báo cáo online trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

- Giảm bớt số lượng chỉ tiêu yêu cầu báo cáo tại Thông tư số 35/2016/TT-BTTTT.

Kiến nghị thực thi:Sửa đổi, bổ sung Thông tư 35/2016/TT-BTTTT về báo cáo nghiệp vụ bưu chính.

3.4. Quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn: Riêng về quy chuẩn về tem: Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật bưu chính, Bộ TTTT là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm phát hành tem bưu chính Việt Nam và chỉ ủy quyền cho duy nhất 01 doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định để thực hiện sản xuất tem. Do vậy, về bản chất quy chuẩn này không phải là quy định về hoạt động kinh doanh cần phải thực hiện đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Bộ đang nghiên cứu để Quy chuẩn tem ra khỏi danh mục thống kê các điều kiện kinh doanh.

II. Lĩnh vực viễn thông (Cục Viễn thông)

Lĩnh vực viễn thông có 36 các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh gồm: 06 điều kiện kinh doanh; 30 thủ tục hành chính. Ngoài ra có 85 sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 75 Quy chuẩn quốc gia (trong lĩnh vực khoa học và công nghệ).

Trong năm 2020, Bộ đã đơn giản hóa 05 TTHC, đạt tỷ lệ: 13,9%, cụ thể:

- Thông tư số 07/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 quy định về kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện, đơn giản hóa 01 TTHC.

- Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/11/2011 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông, đã đơn giản 02 TTHC và bãi bỏ 02 TTHC.).

Hiện nay, sau nhiều lần tổ chức họp và tham vấn các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Viễn thông, trong đó đề xuất một số thay đổi:

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về đơn giản hóathủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng và cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ, bổ sung thêm hình tiếp nhận hồ sơ cụ thể như sau: bổ sung các mẫu đơn, hướng dẫn cụ thể các quy định tại Luật Viễn thông, quy định rõ sẽ cấp phép với các mạng dùng riêng.

- Đơn giản hóa: thủ tục đăng ký giá cước, thông báo giá cước được thay thế bởi thủ tục kê khai giá.

- Cắt giảm thủ tục đăng ký khuyến mại.

- Đề xuất xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 25/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông, sẽ đưa các nội dung đơn giản hóa TTHC.

- 100% hồ sơ được thực hiện trên cổng dịch vụ công cấp độ 4, công khai minh bạch để tránh không phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Về quy chuẩn quốc gia, đang xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản 25/119 QCQG, cụ thể: hủy bỏ 06 QCQG, chuyển 19 QCQG sang TCQG (không bắt buộc thi hành), đạt tỷ lệ: 20,5%.

III. Lĩnh vực Internet (Trung tâm Internet Việt Nam)

Lĩnh vực Internet có 05 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể: 03 ĐKKD, 02 TTHC.Ngoài ra có 02 Quy chuẩn quốc gia, thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Về phương án cắt giảm, đơn giản hóa: 02/5 quy định, cụ thể: Đơn giản hóa 01/03 ĐKKD; 01/02 TTHC. Đạt tỷ lệ: 40%.

1. Về Điều kiện kinh doanh: Đơn giản hóa 01/03 ĐKKD. Cụ thể: Cắt giảm điều kiện về năng lực nhân sự đối với nhà đăng ký tên miền “.vn” tại Điểm c Khoản 2 Điều 14 Nghị định 72/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

2. Về Thủ tục hành chính:

- Gộp 02 TTHC (Cấp, phân bổ địa chỉ IP và Cấp, phân bổ số hiệu mạng) thành 01 TTHC do yêu cầu, thông tin cung cấp của thủ tục “cấp, phân bổ số hiệu mạng” tương đồng với nội dung trong hồ sơ thủ tục cấp, phân bổ địa chỉ IP. Phương án gộp 2 TTHC đã được đề xuất đưa vào nội dung sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

- Ứng dụng DVC trực tuyến 100%, Ứng dụng hoàn toàn hồ sơ điện tử; sửa đổi thông tư 24/2015/BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Tổng chi phí trước khi cắt giảm: 686,195,965 đ; Tổng chi phí sau khi cắt giảm: 552,887,765đ; số tiền đơn giản: 133,318,200đ. Đạt tỷ lệ: 20,5%.

IV. Lĩnh vực Tần số vô tuyến điện (Cục Tần số vô tuyến điện):

Lĩnh vực Tần số vô tuyến điện có 25 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể: 20 TTHC; 05 chế độ báo cáo. Ngoài ra có 89 quy chuẩn quốc gia có liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước, thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.

Lĩnh vực tần số vô tuyến điện và lĩnh vực viễn thông có nhiều điểm giao thoa với lĩnh vực viễn thông. Lĩnh vực viễn thông có 75/122 quy chuẩn quốc gia liên quan; lĩnh vực vực tần số vô tuyến điện có 89/119, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) đã rà soát và đề ra phương án cắt giảm, đơn giản hóa 13/89 quy chuẩn quốc gia.

Trong năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) đã đơn giản 01 TTHC (Thông tư số 36/2020/TT-BTTTT ngày 13/11/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT quy định về đào tạo, cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải, đơn giản 01 thủ tục hành chính).

Hiện nay, đã rà soát 19 thủ tục hành chính và 05 chế độ báo cáo trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện có liên quan đến hoạt động kinh doanh và xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định.

1. Cắt giảm, đơn giản hóa 07 TTHC/25 quy định. Tổng số đơn giản: 08/25, đạt tỷ lệ: 32%.

- 07 thủ tục hành chính bỏ yêu cầu nộp giấy tờ công dân, khi Nhà nước thực hiện việc chia sẽ dữ liệu cư dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

- 05 thủ tục hành chính bỏ yêu cầu nộp các giấy tờ do cơ quan/đơn vị thuộc Bộ TTTT cấp.

1.1. TTHC cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình đối với tổ chức không phải là cơ quan báo chí phát các chương trình phát thanh, phát lại các chương trình phát thanhquảng bá và TTHC về cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài truyền thanh không dây:

Bỏ thành phần hồ sơ văn bản đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông tại đối với mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở.

1.2. TTHC về cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất (trừ đài vệ tinh trái đất thuộc hệ thống GMDSS đặt trên tàu biển):

Thay yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bằng bản sao tài liệu là Hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh (áp dụng cho đài vệ tinh trái đất hoạt động độc lập của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh của các doanh nghiệp viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép) hoặc văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải theo quy định của Tổ chức Hàng không thế giới - ICAO, Tổ chức Hàng hải thế giới - IMO khi sử dụng vệ tinh khu vực hoặc quốc tế).

1.3. TTHC về cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá:

Quản lý các loại thiết bị VTĐ trên tàu cá bằng một giấy phép. Hiện tại, chủ tàu cá phải xin cấp đồng thời 02 giấy phép sử dụng tần số: (1) Cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ đối với đài VTĐ đặt trên tàu cá, (2) Cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ đối với đài vệ tinh trái đất (cho thiết bị giám sát hành trình). Vì vậy, thời gian tới sẽ gộp 02 TTHC nói trên thành 01 TTHC.

1.4. TTHC Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu (không áp dụng đối với đài vệ tinh trái đất không thuộc hệ thống GMDSS):

Phân cấp cho các Trung tâm Tần số VTĐ khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, thực hiện cấp phép, nhằm rút ngắn thời gian nộp/nhận kết quả cho khách hàng.

1.5. TTHC cấp Giấy phép đối với thiết bị vô tuyến điện dùng cho mục đích giới thiệu công nghệ tại triển lãm, hội chợ:

Bỏ mẫu bản khai 1k. Tổ chức/cá nhân khi thực hiện TTHC sử dụng mẫu bản khai quy định cho loại thiết bị cần cấp phép.

2. Cắt giảm tổi thiểu 8.5 % chi chi phí tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (Phụ lục 5a):

- Tổng chi phí tuân thủ TTHC hiện tại là: 10.329.813.716 đồng/năm.

- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau đơn giản hóa là: 9.349.181.825 đồng/năm.

- Tổng chi phí tiết kiệm được sau đơn giản hóa là: 980.631.891 đồng/năm. Đạt tỷ lệ cắt giảm là 9.49 %.

Đánh giá:Theo phương án, các quy định liên quan hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện được xem xét cắt giảm tối đa, đạt tỷ lệ cao (40%). Riêng chi phí tuân thủ chỉ cắt giảm chỉ đạt 9.49%. Lý do: Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số chiếm tới hơn 90% chi phí tuân thủ TTHC, các giấy tờ đã cắt giảm được chỉ chiếm gần 10%.

V. Lĩnh vực số liệu chuyên dùng cho các cơ quan của Đảng, nhà nước (Cục Bưu điện Trung ương):

Lĩnh vực số liệu chuyên dùng cho các cơ quan của Đảng, nhà nước có 01 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (01 Báo cáo tình hình khai thác, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng), chi phí tuân thủ: 5.870.300 đồng.

Phương án đơn giản: Cắt giảm báo cáo từ 02 lần/năm xuống còn 01lần/năm. Chi phí tuân thủ còn: 2.935.150 đồng, đạt tỷ lệ: 50% chi phí.

Kiến nghị thực thi: sửa đổi khoản 8 Điều 16 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kết nối và dịch vụ cho mạng Truyền số liệu chuyên dùng: “Định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm, tổng hợp và báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD tại địa phương gửi về Cục Bưu điện Trung ương và Sở Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

Lộ trình thực hiện: Trong giai đoạn 2022 - 2023. Lý do: nghiên cứu sửa đổi toàn diện thông tư để phù hợp với tình hình mới cũng như các quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng báo cáo điện tử.

PHÒNG KSTTHC – VĂN PHÒNG BỘ TTTT
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top