"Yêu sách Tứ Sa còn thâm độc hơn “đường lưỡi bò”"

Thứ ba, 01/09/2020 09:34

Giáo sư - tiến sĩ Vũ Dương Huân - nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao cho rằng, yêu sách Tứ Sa, về hình thức là thay thế yêu sách “đường lưỡi bò” nhưng về tính chất, mục đích thì thâm độc hơn yêu sách “đường lưỡi bò” rất nhiều.

20200901-l2.jpg

Giáo sư - tiến sĩ Vũ Dương Huân - nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao

Theo giáo sư - tiến sĩ Vũ Dương Huân, tất cả mọi hành động của Trung Quốc đều nằm trong kế hoạch của họ. Có thể thấy rất rõ khi điểm lại chuỗi hành vi xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Năm 1956, ngay sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Geneva, Trung Quốc đánh chiếm một nửa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, khi chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ, Trung Quốc nhân cơ hội đánh chiếm nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa. 

Năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm năm bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc đánh chiếm đá Vành Khăn đang do Philippines quản lý; năm 2012 đánh chiếm tiếp một bãi nữa (bãi cạn Scarborough - Hoàng Nham) của nước này. Năm 2014 và 2016, họ biến bảy thực thể xâm chiếm thành căn cứ quân sự… Chuỗi sự kiện ấy phản ánh ý đồ chiến lược của họ và mọi hành động đều theo kế hoạch đã được vạch ra từ trước, chứ không phải là những hành động đơn lẻ.
 
20200901-l1.jpg
 
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1956
 
Về yêu sách Tứ Sa, hình thức thì yêu sách này thay thế yêu sách “đường lưỡi bò” nhưng về tính chất, mục đích của yêu sách Tứ Sa thâm độc hơn yêu sách “đường lưỡi bò” rất nhiều. Yêu sách Tứ Sa không hẳn là điều chỉnh đường lưỡi bò, mà “vòi bạch tuộc” của yêu sách Tứ Sa muốn lấn sâu hơn. Với lập luận của Trung Quốc về yêu sách này, họ đã lấn một bước nữa về pháp lý để tranh với các quốc gia trong khu vực và “cãi” lại thế giới.
 
Dù Trung Quốc nói Tứ Sa là của họ, nhưng họ đã vi phạm cả ba điều trong Luật Thụ đắc lãnh thổ (1. Lãnh thổ muốn chiếm phải là lãnh thổ vô chủ hoặc đã rời bỏ nó và không được chiếm bằng quân sự. 2. Chiếm hữu phải là của nhà nước, không phải của tư nhân. 3. Chiếm hữu phải căn cứ vào Luật Thụ đắc lãnh thổ). Cái mà Trung Quốc vin vào chỉ là một số tài liệu (như Nam Châu dị vật chí, Chư phiên chí), họ căn cứ vào các cổ sử đó rồi chứng minh là họ đã có chủ quyền ở khu vực này từ thời Hán, năm 206 trước Công nguyên.
 
Điều này hoàn toàn không có cơ sở vì các cổ sử đó đều nói chung chung, không hề nhắc đến cái gọi là Tây Sa, Nam Sa. Chưa kể, nếu có đi nữa thì Trung Quốc cũng đã không thực thi chủ quyền liên tục từ thời Hán. Cuối thế kỷ XIX, chính các nhà sử học Trung Quốc viết rằng, biên giới phía nam, ngoài cùng của Trung Quốc là đảo Hải Nam. 
 
Trung Quốc có thể từng có những cuộc viễn chinh, viễn thám, nhưng cũng không nói lên được rằng các quần đảo đó là của họ. Tất cả những lần đặt chân sau này của Trung Quốc lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều bằng vũ lực. Trung Quốc cậy mình có tiềm lực để lấp liếm, nhưng thế giới biết rõ họ có chính nghĩa hay không.
 
Theo phunuonline.com.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top