Phát triển bền vững kinh tế biển các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ

Thứ tư, 01/07/2020 10:55

Việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, thách thức để từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp khả thi trong việc phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ là yêu cầu khách quan, cấp bách.

20200701-l7.jpg

PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà - Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III trình bày đề dẫn hội thảo.

Sáng 30/6, tại Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực III phối hợp với Học viện Chính trị khu vực II tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ- Thực trạng và giải pháp”.

Tham dự hội thảo có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo và giảng viên đến từ Học viện Chính trị khu vực III, Học viện Chính trị khu vực II và một số trung tâm viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước; các nhà quản lý tại các sở, ngành thuộc TP Đà Nẵng và một số địa phương thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ…
 
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà- Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III cho biết, hội thảo lần này không chỉ là hoạt động khoa học giữa Học viện Chính trị khu vực III và Học viện Chính trị khu vực II mà đây còn là diễn đàn để các nhà khoa học của 2 đơn vị, các nhà khoa học và các nhà quản lý ở một số địa phương cùng trao đổi, cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước, chính quyền các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách nhằm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
 
“Trong quá trình chuẩn bị hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được được 38 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, phản ánh khá toàn diện các vấn đề nghiên cứu theo đề cương nội dung hội thảo đã xác định. Qua thẩm định, hầu hết các tham luận đều đáp ứng các yêu cầu về nội dung, thể thức của chủ đề hội thảo nêu ra. Đây là thuận lợi lớn trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo mục đích, yêu cầu của hội thảo lần này”- PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà cho biết thêm.
 
Khẳng định những kết quả qua 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 mà Nghị quyết Trung ương 8 khoá XII đã nhận định, PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà đã nhắc lại đánh giá của nghị quyết trên. Trong đó có quan điểm xác định kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng.
 
Tuy nhiên, theo PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà, Nghị quyết Trung ương 8 khoá XII cũng chỉ ra nhiều hạn chế, thách thức, đó là phát triển kinh tế biển chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, cấp bách.
 
20200701-l6.jpg
 
Quang cảnh hội thảo.
 
Trước thực trạng chung của cả nước, PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà cho rằng, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ở những mức độ khác nhau trong việc phát triển bền vững kinh tế biển. Đặc biệt là trong bối cảnh “sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chủ chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách của toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo”. Cạnh đó, việc khai thác tài nguyên biển hiện nay trong vùng đã dẫn tới sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi từ biển mà không biết đến bao giờ mới có thể tái tạo lại như trước đây. Môi trường biển đang chịu nhiều thách thức và các mối đe doạ trầm trọng khi các địa phương, các dân cư ven biển ngày càng gia tăng các hoạt động kinh tế  ven biển. Nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra và sự gia tăng về tầng suất cũng như mức độ ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
 
“Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, thách thức để từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp khả thi trong việc phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ là yêu cầu khách quan, cấp bách. Đây cũng là những mục tiêu chủ yếu mà hội thảo lần này hướng tới”- PGS,TS Nguyễn Ngọc Hoà chia sẻ.
 
Để hội thảo diễn ra đạt yêu cầu, đề dẫn đặt ra 6 yêu cầu để các đại biểu tập trung thảo luận theo các chủ đề: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế biển bền vững; quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển; kinh nghiệm quốc tế về  phát triển bền vững kinh tế biển và gợi ý cho Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ; thực trạng phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ; chính sách và giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
 
Trên cơ sở yêu cầu trên, các đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã trình bày nhiều tham luận, ý kiến có giá trị lý luận lẫn thực tiễn cao liên quan đến chủ đề, nội dung mà hội thảo đề cập.
 
Trong đó, nhiều tham luận, ý kiến khá sâu sắc như: “Quản lý Nhà nước về biển, đảo với phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam” của TS Vũ Anh Tuấn; “Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển”,  “Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển trong quá trình hội nhập quốc tế” của PGS,TS Nguyễn Văn Lý; “Phát triển kinh tế biển ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ- Thực trạng và giải pháp” của PGS,TS Trương Minh Dục; “Phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ” của TS Trần Thị Bích Hạnh; “Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển bền vững ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ” của TS Lê Văn Phục; “Lao động, việc làm của ngư dân các tỉnh duyên hải miền Trung- Thực trạng và một số vấn đề đề ra; “Liên kết phát triển du lịch biển các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ” của ông Phạm Xuân Bình…./.
Tin, ảnh: Đình Tăng
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top