Hà Tĩnh: Gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ Chương trình MTQG

Thứ tư, 20/12/2017 08:28

Trong thời gian qua, tình Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, tỉnh Hà Tĩnh đang gặp phải một số vấn đề khó khăn cần sớm giải quyết, trong đó có việc huy động các nguồn lực trong xã hội - một yếu tố rất quan trọng nhằm thực hiện thành công các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 theo chủ trương của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG
 
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Tĩnh: Ngay sau khi có quyết định của Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập, kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 28/11/2016), Trưởng ban Chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh, các ủy viên là Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện. Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Đối với cấp huyện, hiện có 13/13 huyện, thành phố, thị xã đang thực hiện theo 2 Ban chỉ đạo riêng đó là Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư cấp uỷ làm Trưởng ban và Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững do đồng chí Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban.
 
20171118-l4.jpg
 
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng dẫn đầu Đoàn công tác liên ngành Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020 làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh tháng 10/2017
 
Sau khi kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG, các cấp, UBND tỉnh căn cứ các quy định của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương để ban hành hệ thống các văn bản về cơ chế và văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG, tạo sự thống nhất, thuận lợi cho các địa phương thực hiện và đã ban hành hệ thống các chính sách phù hợp với yêu cầu và khả năng nguồn lực từng giai đoạn, thực tiễn đã phát huy hiệu quả.
 
Theo đó, với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Cơ chế quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 19/5/2017); quy định các dự án thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020 được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ (Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017); chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018 (Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh); chính sách xây dựng huyện nông thôn mới (Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 về quy định một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện Nghi Xuân và Đức Thọ đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020). Hiện tỉnh đang chỉ đạo hoàn thiện các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình trong xây dựng nông thôn mới; soát xét, điều chỉnh quy định sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình nông thôn mới theo Nghị quyết 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh.
 
Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Nghị Quyết số 35/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 26/KH-UBND về thực hiện Nghị Quyết số 35/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020; Văn bản số 3445/UBND-XD2 ngày 8/6/2017 về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội vùng bị thường xuyên bị ngập lụt... Hiện đang hoàn thiện quy định định mức tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…
 
20171118-l5.jpg
 
Đoàn công tác Trung ương tham quan Khu dân cưu kiểu mẫu thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
 
Song song với việc ban hành cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, Ban chỉ đạo các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các Chương trình MTQG được các địa phương thực hiện một cách thường xuyên, đảm bảo chất lượng, nhất là giám sát cộng đồng để thực hiện ở tất cả các nội dung, công việc, dự án; Ban bhỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh duy trì việc kiểm tra, làm việc tại cơ sở (bình quân ít nhất 01 huyện/1 tháng) và họp giao ban hàng tháng, kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn; các Đoàn công tác của Tỉnh ủy duy trì, bám sát, chỉ đạo cơ sở; các sở ngành thường trực (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh) thuờng xuyên cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình; ngoài ra Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng đã phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện trong thực hiện các chính sách.
 
Do tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG nên tỉnh Hà Tĩnh đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã ban hành 20 tiêu chí, có điều chỉnh một số chỉ tiêu phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực nhưng không thấp hơn mức tối thiểu Trung ương. Toàn tỉnh không có xã nào đạt 5 tiêu chí; nhóm xã đạt 20 tiêu chí có 81/229 xã.
 
Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 10,46%, giảm 0,94% so với cuối năm 2015; tỷ lệ hộ cận nghèo 8,39%, giảm 0,01% so với cuối năm 2015.
 
Công tác tuyên truyền đối với các Chương trình MTQG được các tổ chức, cơ quan truyền thông tăng cường về thời lượng cũng như nâng cao chất lượng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có gần 700 tin, bài, phóng sự, ký sự về các chủ trương, chính sách của tỉnh; in ấn và phát hành 2.500 đĩa CD tuyên truyền; hệ thống truyền thanh cơ sở cũng tuyên truyền đậm nét về các cơ chế, chính sách và các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
 
Tập trung huy động các nguồn lực phục vụ Chương trình MTQG
 
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Hà Tĩnh đã huy động đạt gần 7 tỷ đồng phục vụ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vữngtổng kinh phí thực hiện 596.940 triệu đồng.
 
Để có được nguồn vốn trên, Hà Tĩnh chủ trương huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện xây dựng nông thôn mới, xem vốn hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình là “vốn mồi”, phải kích hoạt, thu hút thêm các nguồn vốn khác. Theo đó, tỉnh ban hành cơ chế huy động và hỗ trợ nguồn vốn thực hiện Chương trình nông thôn mới trong đó quy định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách tối đa từ ngân sách nhà nước cho các hạng mục công trình, nội dung công việc, tạo sự chủ động cho cơ sở trong quá trình thực hiện (Nghị quyết 114/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh quy định sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh). Huy động tối đa vốn tín dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn từ các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, Nghị quyết 32/NQ-HĐND hỗ trợ 30% lãi suất vay các tổ chức tín dụng.
 
20171118-l3.jpg

 

Đoàn công tác tham quan mô hình trồng cam tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
 
Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, khuyến khích thực hiện cơ chế giao cho nhân dân tự thực hiện; Xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Vườn mẫu thu hút được nhiều nguồn lực; Phát huy tốt nguồn đỡ đầu, tài trợ, tỉnh đã phân công cho các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn và có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đỡ đầu, tài trợ cho các xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trong 6 tháng đầu năm 2017 huy động được 131,204 tỷ đồng, lũy kế từ 2012 đến nay đã huy động được 878,665 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh đã kịp thời biểu dương, khen thưởng các các nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho xây dựng nông thôn mới; từ đó tạo sức lan toả để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Và làm tốt công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn, kịp thời phát hiện và có những chấn chỉnh đối với các sai phạm trong quản lý sử dụng vốn.
 
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hà Tĩnh tiết tục gặp những khó khăn tồn tại như: Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay vẫn là tỉnh nằm trong tốp tỉnh nghèo, bước vào thực hiện Chương trình nông thôn mới mức độ đạt chuẩn các tiêu chí thấp, điều kiện về tự nhiên và đặc biệt là thời tiết bất thuận, nhất là bão lũ và hạn hán; Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp. Hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng phục vụ sản xuất hiện đại. Tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, khó khăn trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã chưa cao; Nguồn lực đầu tư trực tiếp thực hiện Chương trình nông thôn mới còn thấp; việc huy động, xã hội hóa còn nhiều khó khăn...
 
20171118-l1.jpg
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn giới thiệu mô hình trồng cam với Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
 
Ngoài ra, năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở còn hạn chế, chưa tiếp cận kịp với các quy định mới theo các Chương trình, dự án, của Chính phủ, của Bộ, ngành Trung ương; Về công tác thẩm định vốn đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vùng miền núi còn chậm so với thời gian quy định của Luật Đầu tư công, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, cũng như việc giải ngân nguồn vốn được giao. Đặc biệt, do ảnh hưởng sự cố môi trường biển từ năm 2016 và cơn bão số 10 năm 2017 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, vẫn còn một số bộ phận người dân gặp khó khăn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ tái nghèo có xu hướng tăng; các hộ giảm nghèo thì không bền vững….
 
Để thực hiện thành công các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp phấn đấu hoàn thành năm 2017 và đến năm 2020:
Với Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: Tăng mức độ đạt chuẩn các tiêu chí lên ít nhất 1,2 lần so với thời điểm cuối năm 2016; Không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí; có ít nhất 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 2 xã đạt chuẩn kiểu mẫu trong năm; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn: 25 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%; Có thêm ít nhất 35 Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn; thêm ít nhất 500 Vườn mẫu đạt chuẩn. Đến năm 2020, bình quân đạt 16,5 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 15 tiêu chí, ít nhất có 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, ít nhất 20% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 2-3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
 
Với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Năm 2017, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5-2%, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,% - 1,5 % (riêng các xã nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2,5% - 3%). Đến năm 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 còn dưới 4,5%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 5%; đến năm 2020 có 01 huyện (huyện Vũ Quang) thoát khỏi tình trạng huyện đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, có 06 xã thoát khỏi tình trạng xã nghèo đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và 9 xã nghèo đặc biệt khó khăn miền núi và biên giới.
 
Để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch trên, tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi các thủ tục, quy trình thực hiện Chương trình nông thôn mới theo hướng đây là một chương trình mà nguồn vốn mang tính chất hỗ trợ, dành sự chủ động cho cơ sở, thủ tục đơn giản nhất; không quá phức tạp, không cần thiết như quy định hiện hành theo Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng. Đưa xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu thành một tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã và xã nông thôn mới kiểu mẫu; đồng thời có chính sách riêng để khuyến khích nhân nhanh việc xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Cần phải ưu tiên nguồn lực ngân sách trực tiếp thực hiện Chương trình nông thôn mới cao hơn; việc phân bổ vốn nên lấy theo thực trạng ban đầu khi thực hiện Chương trình nông thôn mới (không lấy theo thực trạng ưu tiên xã có tiêu chí thấp hàng năm sẽ làm giảm sự phấn đấu).
 
Đồng thời,tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định, kế hoạch,quy chế về lĩnh vực giảm nghèo; ban hành Thông tư hướng dẫn kịp thời để thực hiện các chế độ chinh sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiếp cận đa chiều, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn; Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung chính sách, phù hợp với nguồn lực và đặc thù của vùng dân tộc, miền núi, bãi ngang ven biển, các chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp sang tăng dần cho vay, có hoàn trả nhằm nâng cao tính tự chủ của hộ nghèo, hộ cận nghèo, có cơ chế khuyến khích hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Bãi bỏ các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vì các chính sách này nhỏ lẽ, manh mún, không mang lại hiệu quả cao, tránh việc người nghèo trông chờ, ỷ lại; Phân loại, tách nhóm hộ nghèo chính sách và nhóm hộ nghèo người cao tuổi, người khuyết tật để có những chính sách phù hợp, hiệu quả.
 
Đặc biệt, Hà Tĩnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do sự cố môi trường biển, thiên tai, bão lụt, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, tỷ lệ lao động mất việc làm tăng, để giúp nhân dân vượt qua khó khăn, sớm khắc phục ổn định cuộc sống đề nghị Chính phủ có những chính sách hỗ trợ người lao động vùng bị ảnh hưởng như: Đào tạo nghề để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ dân sinh sớm ổn định cuộc sống, góp phần giảm phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
 
 

 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, năm 2016 và nửa đầu 2017, Hà Tĩnh đối mặt với nhiều khó khăn trước tình hình bão, lụt đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển chung của toàn tỉnh. Hà Tĩnh vẫn là tỉnh nằm trong những tỉnh nghèo của cả nước, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị từ cấp tỉnh tới xã, Hà Tĩnh cơ bản đã đạt được nhiều kế hoạch đề ra. Đặc biệt là việc thực hiện các Chương trình MTQG theo quyết định của Chính phủ cũng như Ban chỉ đạo Trung ương.
 
Kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG của Hà Tĩnh là tăng quyền tự chủ cho các xã, thôn; Thực hiện phát triển nông thôn mới gắn liền với giảm nghèo bền vững. Để thực hiện hiệu quả các chương trình thì phải gắn với quyền lợi của bà con, được người dân đồng tình thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Cơ chế càng giản tiện thì càng có lợi cho việc triển khai công tác. Trong thời gian tới, Hà Tĩnh cũng mong Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn kiến nghị.
 
Đài Sơn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top