Lâm Đồng: Phổ biến nội dung Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ năm, 24/08/2017 16:17

Sáng ngày 24/8/2017, tại Hội trường Tỉnh ủy Lâm Đồng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh nhằm phổ biến nội dung Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với hơn 1.600 đồng chí tham dự là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh tại 15 điểm đầu cầu.

20170824-m015.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị đã được nghe TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam trình bày. Nội dung của buổi nói chuyện tập trung vào ba vấn đền lớn, bao gồm: Những đặc trưng cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4); Một số tác động tiềm năng của CMCN 4 đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; Hàm ý chính sách.

Về những đặc trưng cơ bản của cuộc CMCN 4, TS. Nguyễn Thắng nhấn mạnh, CMCN 4 bắt đầu từ năm 2000, tập trung vào số hóa, kết hợp hệ thống thực và hệ thống ảo, làm cho ranh giới giữa dịch vụ với công nghiệp và nông nghiệp thu hẹp lại; Quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại, tạo nền tảng thúc đẩy nhiều đột phá công nghệ khác, tốc độ phát triển của CMCN 4 là theo cấp số nhân; CMCN 4 tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại; Các tác động mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.

Trước CMCN 4, Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế về địa kinh tế (điểm kết nối của Đông Bắc Á với Đông Nam Á) và nguồn lực lao động tương đối trẻ, dồi dào. Sự dịch chuyển trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam; Chiến lược Trung Quốc+1 của các tập đoàn đa quốc gia. Từ đó, Việt Nam tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp, trở thành một công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, CMCN 4 có thể sẽ làm thay đổi những điều trên, do làm suy giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế do CMCN 4 đưa ngành công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển để gần với thị trường tiêu thụ và các trung tâm nghiên cứu và triển khai.

CMCN 4 đang tạo ra những thách thức liên quan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp: tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới, sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ.

Nhiều ngành được hưởng lợi, trong đó có các ngành là thế mạnh của Lâm Đồng.

Về Du lịch: tăng trưởng tích cực ở cấp độ toàn cầu, không chịu tác động nhiều của tự động hóa, người máy, Việt Nam có nhiều lợi thế: lịch sử, văn hóa, đa dạng, thúc đẩy ứng dụng công nghệ để quảng bá, gia tăng giá trị. Về Thương mại nội địa: tầng lớp trung lưu xuất hiện; ứng dụng công nghệ giúp giảm chi phí giao dịch. Về Công nghệ thông tin: nhiều cơ hội ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội. Về Giáo dục: tiếp cận với nguồn tư liệu mở. Về Y tế: hưởng lợi từ các công nghệ mới. Về Xây dựng: ứng dụng công nghệ mới. Về Chính phủ điện tử: tăng cường tính minh bạch, hiệu quả công việc, cắt giảm biên chế.
 
“Nếu đi đúng hướng và bắt đúng nhịp, CMCN 4 tạo ra cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển nhưng nếu ngược lại, Việt Nam sẽ bị tụt lại xa hơn". Theo ông Nguyễn Thắng, Việt Nam cần thực hiện một chương trình nghị sự kép. Theo đó, Việt Nam tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường còn tồn đọng từ giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây; Nhanh chóng tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức mới xuất hiện liên quan đến CMCN4./.
 
Trương Nga – Sở TT&TT Lâm Đồng
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top