Công nghệ di động sẽ soán ngôi truyền hình?

Thứ sáu, 15/04/2016 13:30

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động liệu sẽ “xoá sổ” hay thúc đẩy sự thay đổi của các dịch vụ truyền hình

20160415-Nam-5.jpg
Truyền hình truyền thống sẽ đi về đâu?
 
Truyền hình analog đang dần tụt hạng trong danh sách các lựa chọn phương tiện giải trí của người dùng. Ở Việt Nam, năm 2015, thời gian dành cho chiếc TV chỉ còn 92 phút/ngày so với 255 phút vào năm 2006. Tính tiện dụng của thiết bị di động cùng sự bùng nổ của những nội dung đa phương tiện hấp dẫn và đa dạng trên internet đã kéo người dùng ngày một xa khỏi màn hình vô tuyến.
 
Không chỉ vậy, việc công nghệ đang tiến những bước ngày càng dài khiến cho một chiếc smartphone thêm thu hút. Màn hình cảm ứng và sóng 3G - những cái tên trong danh mục “hot” của 10 năm trước nay đã thành “dĩ vãng”. Giờ đây, người ta chờ đón màn hình có thể uốn cong, kéo dài, thực tế ảo, sóng 4G, 5G và cả công nghệ truyền dữ liệu bằng ánh sáng Lifi.
 
Với những đột phá đó của công nghệ, cộng thêm quy luật đào thải khắc nghiệt từ thị trường, nhiều người cho rằng các kênh truyền hình sẽ sớm biến mất. Người ta liệu còn cần đến chúng không khi mà một chiếc điện thoại có thể phục vụ đầy đủ các nhu cầu từ giải trí, thông tin, mua sắm, giáo dục và còn hơn thế nữa, tất nhiên, trong thì tương lai.
 
Tuy nhiên, theo đại diện MobiFone - đơn vị viễn thông vừa tuyên bố chính thức tham gia thị trường truyền hình trả tiền với thương vụ mua lại AVG - tương lai ảm đạm này sẽ không xảy ra tại Việt Nam. Một chiếc điện thoại 5inch không thể đem lại trải nghiệm hoàn hảo như một màn hình rộng 40inch. TV thời đại mới cũng thông minh không kém những chiếc smartphone: kết nối wifi, màn hình 4K cảm ứng, điều khiển từ xa bằng cử chỉ, nhận diện thái độ người dùng…
 
Ngoài ra, công nghệ số còn cho phép kết nối TV với các thiết bị di động khác và với chính người dùng, mang đến những trải nghiệm xem truyền hình cá nhân hóa có tính tương tác ngày càng cao.
 
Truyền hình cá nhân hóa, tương tác thông minh
 
Trước đây, chương trình TV được phát hoàn toàn một chiều theo cung cách: nhà đài phát gì khán giả xem nấy. Nếu muốn theo dõi một chương trình yêu thích, họ cần xem lịch phát sóng, ghi nhớ giờ phát và chờ đợi, “canh” trước màn hình TV và đôi khi sẽ phải tiếc nuối vì đã bỏ lỡ. Khi truyền hình cáp và kỹ thuật số ra đời, thực chất, sự phức tạp này còn được nhân lên gấp bội khi số kênh nhiều hơn, đồng nghĩa với sự lựa chọn và việc sắp xếp cũng tăng theo.
 
TV ngày nay có thể lọc dữ liệu từ lịch sử xem, phán đoán loại chương trình mà người dùng yêu thích để đưa ra những gợi ý liên quan ngay khi họ vừa bật TV. Thậm chí, nhiều dòng smartTV còn có chức năng thu và phát lại, kết nối với điện thoại để điều khiển từ…ngoài đường hay nhắc nhở lịch xem cho người sử dụng. Rõ ràng, chiếc vô tuyến cũng trở thành một vật dụng cá nhân, phản ánh rõ ràng thói quen và sở thích giải trí của người sở hữu.
 
Đại diện MobiFone cho biết, những yếu tố kể trên chính là lí do để xu hướng hội tụ viễn thông - truyền hình nảy sinh. Truyền hình có nền tảng về công nghệ phát sóng và kinh nghiệm khai thác thông tin. Trong khi đó, viễn thông có ưu thế trong việc bắt kịp những tiến bộ công nghệ cũng như trong việc xây dựng các dịch vụ nội dung tương tác cao và hình thức thu phí đáng mơ ước với mọi nhà cung cấp dịch vụ.
 
Khi và chỉ khi hai ngành bắt tay với nhau, các điểm mạnh mới được phát huy tối đa và kết quả cuối cùng là mang được sự tương tác, cá nhân hóa như mong đợi đến cho khách hàng.Ngoài ra, viễn thông còn có thể phát triển dịch vụ xem truyền hình vệ tinh trên các ứng dụng di động để tăng thêm sự lựa chọn cho nhu cầu giải trí “mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị” của phần lớn người dùng hiện đại.
 
Đó cũng chính là cơ sở để MobiFone xây dựng “hệ sinh thái, trong đó có những giải pháp truyền hình sáng tạo sẽ đáp ứng nhu cầu tăng nhanh qua từng ngày của người khách hàng về giải trí, thông tin, giáo dục, mua sắm…” - đại diện Tổng Công ty cho biết, khi được hỏi về những giá trị thiết thực cũng như lợi ích cụ thể mà người tiêu dùng sẽ nhận được từ việc MobiFone kết hợp viễn thông với truyền hình.
 
Người dùng hưởng lợi
 
Cuối cùng, việc sử dụng dịch vụ tích hợp sẽ mang tới các trải nghiệm trọn gói và nhanh chóng. Các giải pháp cũng sẽ linh hoạt, đa dạng và cá nhân hoá hơn. TS.Mai Liêm Trực cũng nhận định, việc các doanh nghiệp viễn thông mở rộng hoạt động sang lĩnh vực truyền hình tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh với các ông lớn truyền hình trả tiền và thế cân bằng cho thị trường. Sự cạnh tranh này cuối cùng sẽ thúc đẩy chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tối đa hóa lợi ích cho người dùng.
 
Rõ ràng, truyền hình sẽ không biến mất dù cho di động có trở thành ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, hai bên sẽ phát triển song song và tận dụng những đột phá về công nghệ di động, mang đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị hơn với chi phí ngày càng hợp lý.
 
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top