1. Đơn vị kiến nghị: Gia Lai, Yên Bái, Hà Nội, Ninh Thuận
Nội dung: Ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bưu chính
Ý kiến trả lời:
- Ngày 17/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính. Nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2011.
- Bên cạnh đó, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về bưu chính, trong chương trình công tác của Bộ TTTT, một số Thông tư hướng dẫn dự kiến được ban hành năm 2011 (VD: Thông tư hướng dẫn dịch vụ bưu chính, Thông tư về quản lý tem bưu chính....).
2. Đơn vị kiến nghị: Điện Biên, Gia Lai
Nội dung: Giải pháp hỗ trợ, duy trì, phát triển điểm BĐVHX
Ý kiến trả lời:
Các giải pháp, đề án nhằm nâng cao hoạt động Điểm BĐVHX:
Hiện nay, Bộ TTTT đang triển khai xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐBĐVHX, trong đó tập trung vào một số nội dung sau đây:
- Tổng rà soát các ĐBĐVHX trên phạm vi toàn quốc; đánh giá về mức độ cần thiết, hiệu quả hoạt động và điều kiện về cơ sở vật chất của các điểm này.
- Xác định các tiêu chí phân loại các ĐBĐVHX để quy hoạch lại các điểm này (số điểm cần phải tiếp tục duy trì, số điểm cần chuyển đổi sang mô hình khác, số điểm ngừng hoạt động,…).
- Xây dựng phương án nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐBĐVHX với các nội dung về phương thức tổ chức cung cấp dịch vụ, điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ, nhân lực phục vụ tại các ĐBĐVHX, cơ chế đầu tư, nguồn kinh phí,…(tập trung ưu tiên đối với các ĐBĐVHX tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn).
- Xây dựng thí điểm Trung tâm thông tin phục vụ cộng đồng.
Đề nghị điều chỉnh thu nhập cho nhân viên trực điểm BĐVHX:
Hiện nay, ngoài mức lương theo quy định, lao động tại các ĐBĐVHX còn có thể được hưởng các khoản thu nhập khác như tiền hoa hồng trên doanh thu cước của các dịch vụ BCVT (tính theo tỉ lệ %), tiền thuê khoán trực bảo vệ (24/24h), thù lao phát xã (nếu có)…
Để khuyến khích người lao động tại ĐBĐVHX, tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Giám đốc các Bưu điện tỉnh/TP chủ động áp dụng các hình thức cải thiện thu nhập cho họ.
3. Đơn vị kiến nghị: Gia Lai
Nội dung:
Hướng dẫn quản lý dịch vụ chuyển phát:
- Một số doanh nghiệp sau khi được Bộ TTTT cấp phép trong phạm vi toàn quốc sẽ tiến hành hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không thông báo địa điểm kinh doanh hay người đại diện liên lạc tại địa phương, gây khó khăn trong việc quản lý. Đề nghị Bộ TTTT khi xác nhận thông báo kinh doanh cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung “văn bản xác nhận địa chỉ hoạt động” cụ thể tại các địa phương, có xác nhận của Sở TTTT. Sau khi doanh nghiệp có đầy đủ giấy xác nhận địa chỉ hoạt động kinh doanh tại địa phương, Bộ mới xác nhận thông báo kinh doanh và cho phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Bổ sung vấn đề này vào Thông tư hướng dẫn Nghị định 128/2007/NĐ-CP.
Ý kiến trả lời:
Nội dung kiến nghị của Sở đã được quy định cụ thể trong Giấy phép bưu chính và Văn bản xác nhận thông báo hoạt động do Bộ TTTT cấp từ năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cụ thể như sau:
- Khoản 5 Điều 2 của Giấy phép bưu chính: “Thông báo với Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại diện của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
- Điểm 3 của Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: “(Tên tổ chức, doanh nghiệp) có trách nhiệm thông báo với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đại diện của doanh nghiệp tại các địa bàn này”.
Với các quy định này, các Sở TTTT có đầy đủ căn cứ và thông tin để quản lý các chi nhánh, VPĐD hoặc đại diện của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đang hoạt động trên địa bàn do mình quản lý.
3. Đơn vị kiến nghị: Trà Vinh
Nội dung:
- Một số doanh nghiệp sau khi được Bộ TTTT cấp phép trong phạm vi toàn quốc sẽ tiến hành hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không thông báo địa điểm kinh doanh hay người đại diện liên lạc tại địa phương, gây khó khăn trong việc quản lý. Đề nghị Bộ TTTT khi xác nhận thông báo kinh doanh cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung “văn bản xác nhận địa chỉ hoạt động” cụ thể tại các địa phương, có xác nhận của Sở TTTT. Sau khi doanh nghiệp có đầy đủ giấy xác nhận địa chỉ hoạt động kinh doanh tại địa phương, Bộ mới xác nhận thông báo kinh doanh và cho phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Bổ sung vấn đề này vào Thông tư hướng dẫn Nghị định 128/2007/NĐ-CP.
Ý kiến trả lời:
Về bản chất, dịch vụ bưu chính và dịch vụ vận tải hàng hoá thông thường có nhiều điểm chung và tương đồng. Việc phân định rạch ròi giữa 2 loại dịch vụ này là rất khó khăn.
Theo các quy định của pháp luật, đây là 2 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được quản lý, điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật khác nhau và do các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau thực hiện. Do vậy, các doanh nghiệp tự chủ động xác định lĩnh vực kinh doanh của mình và tuân thủ thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đó.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vận tải lớn như Mai Linh, Hoàng Long, Hải Phòng Bus...bên cạnh việc kinh doanh vận tải hàng hoá thông thường, cũng xác định kinh doanh thêm ngành nghề cung ứng dịch vụ bưu chính nên đã làm các thủ tục cần thiết để được cấp Giấy phép bưu chính, Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.
Bộ TT&TT