Viễn cảnh nào cho viễn thông châu Á - TBD

Thứ sáu, 06/01/2012 14:33

Marc Einstein, Giám đốc nghiên cứu ngành ICT tại Frost & Sullivan châu Á - Thái Bình Dương vừa đưa ra những dự báo cho ngành viễn thông ở châu Á - Thái Bình Dương.

img

Theo đó, những dự báo về điều tiết quản lý nhà nước, hoạt động mua lại và sáp nhập là hai dự báo đầu tiên trong 10 dự báo về viễn thông ở châu Á - Thái Bình Dương.

Dự báo 1: Điều tiết quản lý của nhà nước

Cuộc chiến về phổ tần băng rộng di động và các sáng kiến băng rộng quốc gia sẽ là những chủ đề điều tiết quản lý chính ở châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.

Trong khi số thuê bao 3G và nay là 4G của châu Á tiếp tục tăng, phổ tần dành cho các nhà khai thác di động lại giới hạn sẽ trở thành một vấn đề có thể gây tranh cãi trong khu vực ngày càng gia tăng. Trong khi nhiều thị trường đã đấu thầu phổ tần LTE, thì vẫn sẽ có những yêu cầu về nhiều băng tần hơn, đặc biệt là ở băng 700 MHz – sẽ được mở cho các nhà khai thác di động. Việc quy hoạch lại phổ tần là một vấn đề khác mà đây là lĩnh vực ảm đạm ở nhiều nước, và trong khi việc dừng mạng 2G không khả thi ở nhiều nước, vì đây sẽ là một lựa chọn cho các nhà khai thác không thể bảo đảm đủ phổ tần.

Về băng rộng cố định, các kế hoạch băng rộng quốc gia đang tiến triển ở Singapore, Australia, New Zealand và Malaysia cùng với Indonesia vừa công bố kế hoạch của mình. Các nước sẽ được kỳ vọng tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ để thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ cáp quang và đồng thời bảo vệ doanh thu của các công ty điện thoại cố định của nhà nước hiện nay.

Dự báo 2: Hoạt động mua lại và sáp nhập

Trong những năm qua không có mấy hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ở khu vực này, nhưng một số giao dịch sẽ diễn ra do quá nhiều nhà khai thác và được cấp băng tần.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến hoạt động mua lại và sáp nhập, có thể kể đến các thị trường như Ấn Độ, Indonesia, Campuchia và có thể là cả Việt Nam nơi thị trường đã có dấu hiệu quá tải dẫn đến những thua lỗ lớn cho những công ty chậm trễ. Một xu hướng mới của việc sáp nhập là các tài sản phổ tần của một nhà khai thác sẽ được tính giá trị cao hơn đáng kể do nhu cầu phổ tần băng rộng nhiều hơn, đặc biệt là hiện nay băng tần 2,3GHz có thể được sử dụng cho TD-LTE. Nhiều cơ hội mới về các giấy phép di động mới sẽ là hãn hữu, như Hàn Quốc đang tìm kiếm cấp phép cho một nhà khai thác thứ 4 nhưng không khả quan (trong trường hợp nào cũng sẽ là một công ty trong nước) mặc dù NTC có thể cấp một giấy phép mới ở Philippines để cân bằng lại thị trường sau thỏa thuận giữa Smart và Sun Cellular

Dự báo 3: Điện thoại thông minh

Tồn tại hay không tồn tại đối với Nokia và các nhà cung cấp Nhật Bản

Nokia sẽ thử nghiệm ở khu vực này trong năm nay mặc dù đã hơi mờ mịt về thị phần thiết bị, và cần một sự thay đổi cuộc chơi trong mảng điện thoại thông minh thúc đẩy Windows Mobile giữ vị trí ở khu vực này. Tương tự, các nhà sản xuất máy cầm tay của Nhật Bản cuối cùng sẽ có nỗ lực hết mình để mở rộng ra bên ngoài thị trường trong nước như SoftBank, KDDI và thậm chí NTT DoCoMo đang được trông đợi là sẽ chiếm lĩnh iPhone 5. RIM nỗ lực để giữ vị trí trong khu vực với thương hiệu của mình vẫn giữ vững ở Đông Nam Á, nhưng đang có nhiều vấn đề về quản lý. LG cũng sẽ tiến tới một chiến lược mới vì đã bị đẩy khỏi phân mảng điện thoại thông minh và đang thách thức với việc sẽ nối gót Nokia rớt khỏi chuỗi giá trị thiết bị di động.

Dự báo 4: Băng rộng di động

Cấp phép LTE sẽ diễn ra trôi chảy hơn cấp phép 3G nhưng nhiều trở ngại trên thị trường.

Thực tế là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đã bắt đầu các triển khai TD-LTE là tin tốt cho khu vực khi cả hai thị trường này đã rất chậm triển khai các dịch vụ 3G. Nhiều thị trường còn lại ở khu vực này sẽ không có các dịch vụ LTE như Malaysia, New Zealand và Đài Loan sẽ lựa chọn cấp phép và khai trương thương mại cuối năm 2012 hoặc đầu 2013. Việc xuất hiện của các điện thoại thông minh LTE cộng với việc sử dụng 3G gia tăng sẽ đặt dấu chấm hết cho các kế hoạch dữ liệu không hạn chế ở nhiều thị trường.

Dự báo 5: Thanh toán di động

Các dịch vụ thanh toán di động sẽ trở nên phổ biến, nhưng mô hình kinh doanh đã không được hoàn hảo.

Năm 2012 được xem là năm của công nghệ giao tiếp khoảng cách gần (Near Field Communications - NFC), và trong khi sự hỗ trợ của nhà cung cấp thiết bị đang được cụ thể hóa và các sáng kiến quản lý ở Singapore và Hàn Quốc đang khuyến khích sự chấp nhận, mô hình kinh doanh sẽ tiếp tục để vượt các nhà khai thác di động. Việc thanh toán dựa trên SMS, chuyển tiền và gửi tiền sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm ở các thị trường đang nổi lên và vẫn sẽ có một loạt các hoạt động bên ngoài Nhật Bản trong năm 2012.

Dự báo 6: Các nhà cung cấp viễn thông

Tồn tại hay không tồn tại đối với Nokia-Siemens, Alcatel-Lucent

Cả hai “đại gia” viễn thông này đã thông báo sự cắt giảm nhân viên đáng kể trong năm 2011 do những thua lỗ tăng, và những chiến lược mới đang được đặt ra để thử thách trong năm 2012. Cả hai công ty viễn thông này đã sắp xếp các hoạt động và đang đánh cược nhiều vào băng rộng di động cho tương lai của mình. Cạnh tranh với Ericsson, Huawei, ZTE và có thể là cả Samsung sẽ đặt hai công ty này vào cuộc thử thách và có thể là một sự hợp nhất qua một hình thức sáp nhập kiểu chia tách Nortel. Khả năng này được dự báo khá cao trong năm nay.

Dự báo 7: Giao tiếp máy tới máy

Trong khi ngành nắm giữ triển vọng đáng kể, phần lớn hoạt động giao tiếp máy tới máy sẽ bị giới hạn trong ngành ô tô.

Các dịch vụ giao tiếp máy tới máy (Machine–to-machine - M2M) đang tạo được sự quan tâm đáng kể trong khu vực do tiềm năng hàng tỷ “thuê bao” mới và doanh thu mà M2M có thể mang lại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thiếu cả những ủy quyền quản lý như ở các khu vực khác và các mô hình kinh doanh tại chỗ để khởi động thị trường, khi chi phí lao động thủ công thấp hơn đáng kể ở khu vực châu Á. Do đó, M2M được cho là sẽ giữ vị trí trong ngành tự động hóa ngành ô tô vào năm 2012.

Dự báo 8: Quảng cáo di động

Các mô hình kinh doanh mới sẽ bắt đầu để chuyển đổi thị trường quảng cáo di động của châu Á.

Thị trường quảng cáo di động của Nhật Bản đã thống trị doanh thu của châu Á lâu nay nhưng điều này sẽ thay đổi nhanh chóng do việc gia tăng số điện thoại thông minh ở khu vực này. Trong khi các mô hình dựa trên SMS sẽ vẫn phổ biến và có một sự chuyển đổi lớn sang các quảng cáo trên web (banner). Điều thú vị hơn hơn là các mô hình kinh doanh mới như quảng cáo màn hình tĩnh, các dịch vụ xác thực được khuếch trương và các phân tích dữ liệu tốt hơn đang được sử dụng để đưa thị trường lên cấp tiếp theo và nhiều dịch vụ như vậy sẽ được trông đợi trong năm 2012.

Dự báo 9: Máy tính bảng

Apple có thể bị tác động nhưng vẫn sẽ thống trị thị trường

Apple vẫn sẽ giữ ngôi vương của thị trường máy tính bảng ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012, mặc dù vẫn còn chỗ cho các nhà khai thác khác nhưng để cạnh tranh ở chiếu dưới. Trong khi Amazon Fire chắc chắn hấp dẫn ở phương Tây, thiết bị đọc sách điện tử không mấy phổ biến ở châu Á và số lượng bán ra sẽ vẫn thấp hơn so với khu vực khác.

Dự báo 10: Các hệ điều hành di động

Android tiếp tục thống trị ở các thị trường trọng yếu nhưng Windows Mobile sẽ là cơn gió thứ hai.

Hệ điều hành trên các thiết bị di động Andoroid vượt qua iOS ở các thị trường lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2011 trong khi hệ điều hành của RIM nắm giữ vị trí dẫn đầu ở nhiều nước Đông Nam Á và Apple thống trị các thị trường như Australia, Singapore và Hong Kong. Xu hướng này sẽ tiếp tục mặc dù việc mua lại bộ phận di động của Motorola của Google sẽ thúc đẩy các công ty Hàn Quốc hướng đến Windows Mobile nhiều hơn hoặc hệ điều hành OS Bada do chính các công ty trong nước sản xuất.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top