Tổng kết 10 năm Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Thứ năm, 02/12/2010 19:28

Toàn cảnh thực trạng tình hình, thành tựu của ngành CNTT Việt Nam và lộ trình từng bước triển khai hiệu quả Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT sẽ là nội dung trọng tâm bàn thảo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58, diễn ra trong cả 2 buổi làm việc ngày mai (3/12).

img

Theo dự kiến, nội dung kế hoạch Hội nghị tổng kết sẽ đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thực trạng tình hình, thành tựu và kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 trên cơ sở đánh giá các mục tiêu, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Chỉ thị.

Bắt đầu triển khai từ năm 2000, Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đã mở đường cho sự ra đời của một loạt kế hoạch, nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, về phát triển phần mềm kéo theo là các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp.
 

Bắt đầu triển khai từ năm 2000, Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đã mở đường cho sự ra đời của một loạt kế hoạch, nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, về phát triển phần mềm kéo theo là các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. 

Trong đó, Hội nghị đánh giá 6 vấn đề nổi bật:

- Kết quả ứng dụng CNTT trong các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, người dân;

- Phát triển công nghiệp CNTT, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, đầu tư trong các chương trình, dự án;

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT, đầu tư nghiên cứu khoa học về CNTT;

- Sự phát triển của hạ tầng thông tin quốc gia, đánh giá sự đầu tư xây dựng và quản lý mạng viễn thông, Internet trong đẩy nhanh ứng dụng và phát triển CNTT;

- Môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT, vấn đề ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước; việc ưu đãi mức lương cho người làm CNTT;

- Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ chuyên trách về CNTT.

Tại thời điểm năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam mới chỉ ở mức 0,3 triệu và toàn quốc chỉ có 3,5 triệu thuê bao điện thoại.

Liên tục trong 10 năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam được nhận định có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Hiện tổng số thuê bao điện thoại hiện có là 156,1 triệu, trong đó di động chiếm 90,32%; đạt tỷ lệ 180,7 máy/100 dân.

Mức giá cước viễn thông Việt Nam đang ở mức trung bình và thấp hơn các nước trong khu vực theo đúng tinh thần của Chỉ thị 58. 
 

Theo thống kê của ngành CNTT, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 58, các lĩnh vực phần mềm, đào tạo nhân lực, phát triển Internet và điện thoại di động đều có bước phát triển thần tốc, đem lại những đổi thay mạnh của ngành CNTT-TT VN.

Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực, ngay cả những lĩnh vực có kết quả ấn tượng như hiệu quả ứng dụng CNTT, đào tạo nhân lực,… vẫn tồn tại nhiều vấn đề khó gỡ. Không chỉ hạn chế kết quả thực hiện Chỉ thị 58, những yếu tố này cũng là rào cản không nhỏ trong việc hoàn thành Đề án đưa VN sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT vừa được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 9 vừa qua.

Với lịch làm việc dày đặc cho cả ngày mai, hội nghị sẽ tập trung làm rõ những mặt hạn chế, tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, để tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nhận thức của xã hội. Đồng thời, nêu bật các đề xuất về phương hướng, nhiệm vụ và chiến lược của Đảng, Nhà nước về ứng dụng, phát triển CNTT tới năm 2020.

Ngoài ra, đó cũng là cơ sở để hội nghị đưa ra kế hoạch triển khai Đề án đưa VN sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, sao cho đến năm 2020, ngành công nghiệp CNTT-TT của Việt Nam sẽ đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến.

Hoàng Ly
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top