Hội thảo ASEAN-OECD về cải cách quy định hành chính

Thứ năm, 25/11/2010 16:16

Sáng ngày 25/11/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo ASEAN-OECD về cải cách quy định hành chính lần thứ nhất trong khu vực ASEAN. Tham dự hội thảo còn có Phó Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)Mario Amano cùng đại diện các Bộ, Ngành, các địa phương tiêu biểu trong việc thực hiện Đề án 30; đại diện các nước trong khối ASEAN; các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong và ngoài nước, các hiệp hội ngành hàng của Việt Nam.

img

Hội thảo do Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đồng tổ chức. Hội thảo là diễn đàn mở để các quốc gia trong cộng đồng ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đánh giá về những thành tựu trong công tác cải cách hành chính đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về hoạt động cải cách quy định hành chính ở đất nước mình.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết các biện pháp cải cách hành chính mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp và hạn chế tối đã những mặt tiêu cực trong xã hội. Nếu chúng ta xây dựng được tổ chức hành chính minh bạch, phát huy tính sáng tạo của toàn xã hội thì nền kinh tế sẽ đạt được những kết quả tích cực.

Bộ trưởng cũng cho biết, cải cách hành chính là lĩnh vực vô cùng khó khăn nhưng lại rất quan trọng do đó hội thảo sẽ là cơ hội để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm đồng thời còn là bước đầu cho sự hợp tác dài hạn giữa các nước trong khu vực ASEAN. Cải cách thủ tục hành chính còn là công cụ mà những quốc gia trên thế giới thực hiện mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bộ trưởng cũng trình bày những kinh nghiệm và bài học thành công của Việt Nam trong cải cách thủ tục hành chính (Đề án 30) với 5 nội dung chính: Có sự ủng hộ về mặt chính trị trong đó; xác định các chỉ tiêu định lượng đúng đắn và phù hợp; xây dựng năng lực cho bộ máy tham gia thực hiện Đề án; kiểm tra đôn đốc và gắn với trách nhiệm của cơ quan thực hiện cải cách; học hỏi kinh nghiệm quốc tế có sự vận dụng phù hợp.

img

Theo nhận định của ông Amano - Phó Tổng Thư ký Tổ chức OECD, Đề án 30 về cải cách TTHC của Việt Nam đạt được kết quả rất quan trọng và cần trở thành nền tảng hướng tới một chiến lược cải cách thể chế tổng thể. Chiến lược này sẽ góp phần thu hút nguồn đầu tư cần thiết cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hình thành và phát triển của doanh nghiệp và chất lượng quản trị công – đều là những nhân tố cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam.

Ông Amano cũng bày tỏ thiện chí của OECD tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong những năm tới về lĩnh vực cải cách thể chế. Quan hệ hợp tác này có vai trò quan trọng đối với chính Việt Nam và cũng sẽ là cầu nối OECD với khu vực. OECD mong muốn quan hệ hợp tác sẽ tập trung hơn, có hệ thống và bền vững hơn dựa trên những nền tảng hiểu biết giữa OECD và các nước ASEAN.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe các báo cáo đánh giá, những chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của các nước đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính như: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, In đô nê xi a…

Trong thời gian qua Việt Nam đã có những điều chỉnh trong cách thức điều hành nền kinh tế, chuyển từ điều hành kinh tế tăng trưởng nhanh sang điều hành kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này có nghĩa là Chính phủ quan tâm hơn đến việc xác định các nhân tố có thể cản trở hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như năng lực cạnh tranh của Việt Nam như thế nào và đâu là các rủi ro cần đối phó. Việt Nam cũng đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, bộ máy hành chính, nhân sự cho bộ máy hành chính, ứng dụng CNTT, chính phủ điện tử và cải cách khung pháp lý. Mục tiêu của cải cách này là nhằm hiện đại hoá và cải thiện hệ thống hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống hành chính hoạt động hiệu quả hơn để thúc đẩy và thực hiện điều hành tốt.

Chương trình cải cách hành chính công của Việt Nam đặt ra mục tiêu “xây dựng một nền hành chính dân chủ, minh bạch, bền vững và hiện đại”. Các chủ trương chính của chương trình cải cách này bao gồm điều chỉnh chức năng và cải thiện hoạt động của bộ máy chính quyền, thực hiện phân cấp, phân quyền, tách chức năng quản lý nhà nước khỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh và tách biệt cơ quan hành chính Nhà nước với tổ chức sự nghiệp nhà nước, tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước và thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có năng lực; tăng cường kỷ cương trật tự, chống quan liêu tham nhũng.

 

Thu Hương
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top