Hoạt động triển khai IPv6 của Việt Nam ở mức trung bình trong khu vực

Thứ sáu, 17/01/2014 20:57

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có hoạt động xúc tiến và triển khai IPv6 ở mức trung bình của khu vực, tương đương với Indonesia và Thái Lan. Đây là thông tin trích từ cuộc khảo sát về tình hình triển khai IPv6 và các hoạt động xúc tiến thúc đẩy IPv6 ở mức quốc gia đối với 10 nước trong khu vực ASEAN được công bố tại cuộc họp Báo cáo tình hình hoạt động Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia năm 2013 tổ chức chiều ngày 17/1/2014 tại Hà Nội. Thứ trưởng Lê Nam Thắng chủ trì buổi họp.

img
Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động thúc đẩy ứng dụng IPv6 chính là Điều 18 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định 102/2009/NĐ-CP sửa đổi về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể về tính sẵn sàng với IPv6 đối với các giải pháp nâng cấp hệ thống thông tin có sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới đây công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước quy định các thiết bị kết nối Internet của liên mạng LAN/WAN bắt buộc hỗ trợ IPv6.
 
Mặc dù đã có nhiều sự kiện, hội thảo được Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, nhưng theo ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC, có đến 34 trong tổng số 63 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh chưa thực sự quan tâm và thực hiện vai trò thúc đẩy IPv6 thông qua việc không có phản hồi đối với các câu hỏi khảo sát của Ban công tác. Về phía các doanh nghiệp, hầu hết đều nhận thức được sự cần thiết phải triển khai IPv6 nhưng việc triển khai thực tế IPv6 còn nhiều hạn chế, trong đó tích cực nhất là các nhà cung cấp dịch vụ Intenet (ISP) với NetNam là đại diện tiêu biểu.  
 
Theo thống kê tại hệ thống lab của APNIC, tổng băng thông IPv6 quốc tế của Việt Nam năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012. Băng thông IPv6 trong nước qua mạng IPv6 quốc gia còn thấp do chưa có lưu lượng IPv6 trao đổi giữa các ISP trong nước, chứng tỏ rằng nội dung về IPv6 trong nước chưa phát triển.
 
img
 
"Muốn triển khai thành công IPv6, cần phải làm điểm trước, sau đó mới nhân rộng", theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng
 
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng đánh giá cao hoạt động của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia trong năm 2013, đặc biệt là hoạt động thông tin tuyên truyền triển khai tốt hơn nhiều nước trong khu vực. Trong năm 2014, Thứ trưởng đề nghị Ban công tác xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai IPv6, trong đó cần xây dựng lộ trình chuyển đổi IPv4 sang IPv6 đối với thiết bị đầu cuối, khi nào thiết bị sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng về IPv6, đơn vị nào chủ trì. Cần tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể đối với thiết bị mạng lưới sử dụng IPv6. Công tác thông tin tuyên truyền về IPv6 muốn có hiệu quả nên gắn vào các sự kiện, hội nghị, hội thảo về viễn thông và công nghệ thông tin.
 
Giang Phạm
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top