Tìm cơ chế chung cho các nhà xuất bản

Thứ tư, 02/11/2011 10:15

Luật xuất bản năm 2004 được thi hành đã mang lại diện mạo mới cho ngành xuất bản, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, về góc độ pháp lý Luật Xuất bản 2004 vẫn có một số bất cập, thiếu chặt chẽ dẫn đến thực thi, chấp hành Luật ở một số nhà xuất bản chưa nghiêm minh.

img

Hội nghị đánh giá 6 năm thi hành Luật Xuất bản vào tháng 10/2011 đánh giá Luật Xuất bản được thực hiện trong 6 năm qua đã tạo hành lang pháp lý cơ bản và điều chỉnh toàn diện hoạt động xuất bản; đã góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động xuất bản trong đời sống xã hội.  Nhịp độ xuất bản phẩm tăng thường xuyên ở mức 5%/năm. Số lượng nhà xuất bản tăng từ 45 năm 2004 lên 64 năm 2011.

Tuy nhiên, hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường là bài toán khó đối với các nhà xuất bản.  Cơ chế thị trường đối với hoạt động xuất bản có những mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển để cạnh tranh, phá bỏ độc quyền, tạo nguồn sản phẩm xuất bản dồi dào cho xã hội mà đối tượng hưởng lợi chính là người đọc. Nhưng rất nhiều nhà xuất bản luôn phải đối mặt với nhiệm vụ xuất bản phẩm đưa ra thị trường vừa đảm bảo được nhiệm vụ tuyên truyền tư tưởng đúng định hướng lại vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu người đọc để đạt mục tiêu lợi nhuận để tồn tại và duy trì hoạt động. Nhiều nhà xuất bản thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Mô hình hoạt động, tổ chức của các nhà xuất bản hiện chưa thống nhất nên rất khó để đưa ra cơ chế chính sách chung sao cho các nhà xuất bản đều được hưởng những cơ chế chính sách một cách hợp lý. Hiện nay, trong tiến trình chuyển đổi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, một số nhà xuất bản chuyển sang mô hình tổ chức không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Xuất bản như công ty mẹ - công ty con (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) hoặc chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một  thành viên 100% vốn nhà nước đối với tất cả các nhà xuất bản thuộc loại hình doanh nghiệp theo lộ trình thực hiện Luật Doanh nghiệp.  Điều này tác động nhiều đến tôn chỉ mục đích của các nhà xuất bản vì nếu chỉ coi các nhà xuất bản là doanh nghiệp thuần túy thì các nhà xuất bản luôn phải đặt hiệu quả kinh tế trên hiệu quả chính trị, xã hội.

Cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản chưa quan tâm, tạo điều kiện đúng mức như không cấp vốn, trụ sở, cơ sở vật chất khác, đào tạo và quy hoạch nguồn nhân lực, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho nhà xuất bản. Khó khăn trước mắt luôn đeo bám các nhà xuất bản là thiếu vốn, thiếu cơ chế hoạt động thích hợp. Thực tế, chỉ có rất ít cơ quan chủ quản vận dụng được cơ chế hỗ trợ có hiệu quả cho nhà xuất bản. Việc trực thuộc cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản địa phương cũng không đồng nhất làm ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của các nhà xuất bản ví dụ có tỉnh thì nhà xuất bản thuộc tỉnh ủy hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, có tỉnh lại thuộc Sở Thông tin và truyền thông.

Vấn đề liên kết trong hoạt động xuất bản đang vượt khỏi tầm kiểm soát của chính các nhà xuất bản cũng như của cơ quan quản lý nhà nước. Đó là tình trạng yếu năng lực của nhiều nhà xuất bản dẫn đến việc buông lỏng quản lý, không tuân thủ đúng quy trình biên tập và đọc duyệt bản thảo, duyệt phát hành dẫn đến vai trò của một số nhà xuất bản yếu đi trong mối tương quan với đối tác liên kết. Một số đối tác liên kết  cũng lạm dụng sự buông lỏng này, không nghiêm túc thực hiện đúng các điều khoản cam kết trong hợp đồng với các nhà xuất bản như tự tăng số lượng in, không nộp lưu chiểu…

Những bất cập nêu trên là một trong những nguyên nhân để dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) 2012 đang được Bộ TT&TT gấp rút triển khai.
 

Thúy Hòa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top