Bộ TT&TT tổ chức hội thảo với các Đài PT-TH về “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”

Thứ năm, 25/03/2010 14:11

Ngày 25/3/2010, tại 18 Nguyễn Du- Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức buổi hội thảo với các Đài Phát thanh – Truyền hình (PT-TH) về Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Thứ trưởng Thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã chủ trì hội thảo. Đây là hội thảo lần thứ hai trong quá trình tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện bản Đề án để trình Chính phủ phê duyệt.

img

Tham dự hội thảo có đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đại diện các Đài phát thanh, truyền hình: Đài Truyền hình kĩ thuật số (VTC), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và một số các Đài PT-TH địa phương.

Tham dự hội thảo, đại diện các Đài PT-TH cơ bản đã thống nhất với dự thảo bản đề án, đồng thời cũng đưa ra những ý kiến đóng góp và những đề xuất kiến nghị. Về việc phân nhóm mà đề án đưa ra, các đại biểu cho rằng cần xem xét và cân nhắc kĩ hơn, sự phân chia nhóm cần dựa trên địa lý từng vùng, từng khu vực trọng điểm. Lộ trình số hóa cũng cần phải chú ý tới chính sách hỗ trợ, phải có chính sách hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là những hộ dân nghèo, cận nghèo. Hiện nay tần số đã khan hiếm vì vậy đề án cũng nên chú ý tới xây dựng dự thảo quy hoạch. Nên có kế hoạch đối với việc dừng tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-2…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Nam Thắng ghi nhận và tiếp thu các ý kiến của đại diện các đơn vị để hoàn chỉnh dự thảo. Về cơ bản Thứ trưởng cũng thống nhất với các ý kiến về mục tiêu và lộ trình số hóa, thống nhất lộ trình đi từng bước theo hình thức cuốn chiếu tới năm 2020, dự kiến dừng chuẩn MPEG-2 năm 2015 và dựa trên ý kiến đóng góp của các đơn vị. Về chính sách hỗ trợ sẽ sử dụng từ Qũy dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ những hộ gia đình nghèo, cận nghèo và các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được hướng theo chương trình sản phẩm công nghệ cao để giảm bớt chi phí. Trong quá trình hoàn thiện và xây dựng thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các nước trong khu vực.

Mục tiêu của Đề án là nhằm chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số. Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với thu nhập và nhu cầu của người dân. Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đồng bộ, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ. Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế xã hội… Trên cơ sở đó, đến năm 2015 đảm bảo có 80% và tới năm 2020 có 100% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Về lộ trình số hoá, theo kế hoạch dự kiến thực hiện số hóa từ năm 2011 đến 2020. Trước ngày 31/12/2020, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC và các Đài truyền hình địa phương tại các tỉnh chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng truyền hình số. Các giải pháp triển khai dựa trên các nhóm về thông tin, truyền thông, về thị trường dịch vụ, về công nghệ và tiêu chuẩn…


 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top