(Mic.gov.vn) -
Công cuộc đổi mới nước ta trong thời gian qua tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, các lĩnh vực văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Ngành Thông tin và Truyền thông là ngành dịch vụ, công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Công cuộc đổi mới nước ta trong thời gian qua tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, các lĩnh vực văn hoá – xã hội, an ninh, quốc phòng đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Ngành Thông tin và Truyền thông là ngành dịch vụ, công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Phát huy nội lực các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhằm tiếp tục đưa Thông tin và Truyền thông Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, xứng đáng với vai trò hạ tầng kinh tế, xã hội, kỹ thuật quan trọng của đất nước, gắn với sự hội tụ của các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản là những công việc cấp bách trong phát triển Ngành thời gian tới. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế, kế hoạch, đầu tư phục vụ sự phát triển ngành Thông tin và Truyền thông, mục tiêu đặt ra cho Bộ Thông tin và Truyền thông là cần phải tiếp tục chỉ đạo và quản lý một số vấn đề sau:
- Tiếp tục tập trung định hướng và chỉ đạo việc xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ đạt hiệu quả cao;
- Quản lý và điều hành tốt thị trường thông qua công cụ quản lý vĩ mô như giá cước và điều tiết dịch vụ công ích;
- Đẩy mạnh công tác xây dựng và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng chuyên ngành;
- Tăng cường quản lý tốt các chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm được Nhà nước giao.
Xu thế hội tụ công nghệ với quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra cho ngành Thông tin và Truyền thông bên cạnh những cơ hội thuận lợi cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, hoạch định cơ chế, chính sách phát triển về hạ tầng, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh... Khi bước vào sân chơi chung toàn cầu về thương mại và dịch vụ, Thông tin và Truyền thông Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, để mở rộng thị trường cả trong nước và ra nước ngoài, có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vấn đề đặt ra với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, ngành Thông tin và Truyền thông làm thế nào để phát huy thế mạnh của mình trong việc chỉ đạo điều hành quản lý kinh tế ngành vượt lên những thách thức, khai thác triệt để những cơ hội để giảm chi phí, đầu tư phát triển công nghệ mới, hiện đại, phát triển về chất và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế phục vụ tốt cho sự phát triển ngành Thông tin và Truyền thông.
Để góp phần tăng cường trao đổi thông tin giữa người dân và Chính phủ về vấn đề này, trân trọng kính mời quý vị độc giả cùng tham gia đối thoại trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai vào hồi 9h00 ngày 27/3/2008 trên website Bộ Thông tin và Truyền thông http://www.mic.gov.vn/. Nội dung buổi trực tuyến được đăng tải trên trang Web của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo điện tử VietnamNet, báo ICTnews.vn và VTC.vn.