Sự cố tuyến cáp quang biển TVH

(Mic.gov.vn) - 

Ngày 23/3/2007, hệ thống cáp biển TVH bị sự cố đoạn B1: Vĩ độ 07độ43.709’N và kinh độ 104độ17.429’E (nằm ở khu vực ngoài khơi tỉnh Cà Mau). Thông tin liên lạc đã được phục hồi qua hệ thống cáp biển SMW3. Sau khi giải quyết các thủ tục với các cơ quan chức năng, ngày 3/4/2007, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) đã có công văn gửi Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ tư lệnh biên phòng xin phép cho tàu cáp quốc tế vào sửa tuyến cáp TVH trong vùng biển Việt Nam. Theo thông báo của tàu sửa cáp, khoảng cách giữa hai đầu cáp bị đứt là trên 11km và nguyên nhân của cáp đứt có khả năng là do con người chủ ý cắt (tại đầu cáp bị đứt còn thu được hiện vật là 1 lốp cao su buộc vào đầu cáp nhằm làm chìm đầu cáp xuống biển). Hơn thế nữa, VTI cũng nhận được thông báo của tổ chức TVH là thiết bị khuyếch đại lặp (repeater) trên đoạn B1 nói trên cũng bị mất.


Ngày 23/3/2007, hệ thống cáp biển TVH bị sự cố đoạn B1: Vĩ độ 07độ43.709’N và kinh độ 104độ17.429’E (nằm ở khu vực ngoài khơi tỉnh Cà Mau). Thông tin liên lạc đã được phục hồi qua hệ thống cáp biển SMW3. Sau khi giải quyết các thủ tục với các cơ quan chức năng, ngày 3/4/2007, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) đã có công văn gửi Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ tư lệnh biên phòng xin phép cho tàu cáp quốc tế vào sửa tuyến cáp TVH trong vùng biển Việt Nam. Theo thông báo của tàu sửa cáp, khoảng cách giữa hai đầu cáp bị đứt là trên 11km và nguyên nhân của cáp đứt có khả năng là do con người chủ ý cắt (tại đầu cáp bị đứt còn thu được hiện vật là 1 lốp cao su buộc vào đầu cáp nhằm làm chìm đầu cáp xuống biển). Hơn thế nữa, VTI cũng nhận được thông báo của tổ chức TVH là thiết bị khuyếch đại lặp (repeater) trên đoạn B1 nói trên cũng bị mất.

Trước thực trạng trên và theo thông báo của một số phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua có hiện tượng phá hoại cáp ngầm trên biển thuộc khu vực các tỉnh phía nam. Đây là hiện tượng xảy ra lần đầu tiên với hệ thống cáp biển quốc tế trên lãnh hải Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng đối với thông tin liên lạc giữa Việt Nam với các nước. Với việc phá hoại các hệ thống cáp ngầm như hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, tuyến cáp quang biển duy nhất còn lại (SMW3 có điểm cặp bờ tại Hoà Hải – Đà Nẵng) cũng có nguy cơ bị xâm hại và thông tin viễn thông quốc tế bị đe doạ nghiêm trọng.

Trước thực trạng này, ngày 11/5/2007, Bộ Bưu chính Viễn thông đã chủ trì một cuộc họp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tìm ra biện pháp ngăn chặn những hành động phá hoại tương tự tái diễn trong thời gian tới. Sau buổi họp, các bên thống nhất một số biện pháp cụ thể là: Bộ Quốc phòng tiến hành chỉ đạo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, lực lượng cảnh sát biển tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tàu thuyền trên biển, đặc biệt tại các vùng biển có các tuyến cáp viễn thông đi qua; Bộ Công An chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các tỉnh ven biển điều tra, xác minh, có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật đối với các hoạt động khai thác trái phép cáp viễn thông trên biển; UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo Sở BCVT, Sở VHTT, Sở Thuỷ sản phối hợp với các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các tuyến cáp biển, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình viễn thông đồng thời nghiêm cấm mọi hình thức khai thác cáp viễn thông trên biển; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp sơ đồ cụ thể các tuyến cáp viễn thông trên biển có trạm cập bờ tại Việt Nam do VNPT quản lý cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để phối hợp tuần tra bảo vệ và báo cáo kịp thời các sự cố cáp viễn thông trên biển cho Bộ BCVT, đồng thời khẩn trương tiến hành các thủ tục theo quy định hiện hành để đảm bảo kịp thời cấp phép cho các tàu vào sửa chữa khắc phục sự cố cáp viễn thông trên biển.

PT_IC

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)