Kế hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số: 43/2008/QĐ-TTg, 48/2009/QĐ-TTg và 1605/QĐ-TTg về Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 và Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 17/3/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi) đã giúp các cơ quan, lãnh đạo các cấp có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành nên đã chủ động và tích cực trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các ứng dụng CNTT tại cơ quan, địa phương tiến đến xây dựng nền hành chính điện tử đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh.
Công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh tuy chưa đạt được những kết quả như mong muốn, nhưng đã tạo được tiền đề và nền tảng cơ bản để triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung trong thời gian tới, tiến đến xây dựng nền hành chính điện tử đảm bảo thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đặt ra.
Năm 2012 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định sẽ chú trọng triển khai sâu rộng ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương, nhất là đẩy mạnh dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước; Đồng thời, để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ mà Kế hoạch ứng dụng CNTT đã được UBND tỉnh phê duyệt thì còn nhiều việc phải làm. Trong điều kiện có thể về các yếu tố, Sở Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn, xác định một số nội dung và giải pháp nhằm triển khai, thực hiện năm 2012 và các năm tiếp theo. Đó là:
Phát huy tối đa tiềm năng con người, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn nữa tiến trình cải cách hành chính và tin học hoá trong công tác quản lý hành chính nhà nước.
Tập trung mọi nguồn lực đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 đã đề ra. Cần khẳng định việc ứng dụng và phát triển CNTT phải là công cụ phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý hành chính, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, là phương tiện giúp tổ chức và công dân tiếp cận thông tin và các dịch vụ công từ các cơ quan hành chính thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, kinh phí.
Phải triển khai ứng dụng CNTT một cách đồng bộ trong 100% các cơ quan quản lý nhà nước đến cấp huyện/thành phố cùng với một số xã phường các vùng kinh tế trọng điểm; tăng năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, giảm được sự quan liêu, tạo điều kiện thuận lợi vào quá trình phát triển KT-XH chung của tỉnh.
Tăng cường xây dựng và cung cấp thông tin, các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Triển khai tốt các hoạt động, công tác nhằm hình thành và nâng cao chất lượng về công dân điện tử.
Tập trung xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng CNTT; tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến chuyên viên các cấp cần tiếp tục được bồi dưỡng nâng cao; đòi hỏi phải có nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.
Cần xác định rõ quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng thuận của các cấp, các ngành là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự thành công của ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hành chính nhà nước. Nâng cao vai trò và xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước đối với hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao về nhận thức, chất lượng khai thác và ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn và cải cách hành chính nhà nước cho lãnh đạo và cán bộ các cấp chính quyền của tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và các lợi ích trong việc xây dựng nền hành chính điện tử cho người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện, ban hành đầy đủ và kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của lĩnh vực CNTT nhằm tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thường xuyên có hướng dẫn, định hướng đồng bộ và thống nhất về việc xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh, nghiên cứu và đề xuất các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo điều phối đồng bộ các ứng dụng CNTT dùng chung.
Tập trung ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT. Đây là một trong những tiền đề quan trọng nhất để đảm bảo triển khai các ứng dụng CNTT thành công. Không giải quyết được bài toán đầu tư hạ tầng thì không xây dựng được hệ thống thông tin và do đó sẽ không đẩy mạnh được tin học hóa một cách mạnh mẽ và đồng bộ.
Kết hợp chặt chẽ và lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước vào các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh cũng như các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước để có những giải pháp thúc đẩy kịp thời. Xem xét đưa tiêu chí về đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác, thi đua, khen thưởng hàng năm.
Sử dụng một cách có hiệu nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển CNTT của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; chủ động bố trí kinh phí của tỉnh để đảm bảo đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT (phấn đấu đạt khoảng 1% tổng chi ngân sách trở lên), đồng thời có chính sách, biện pháp huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân cũng như các nguồn vốn tài trợ, hỗ trợ phát triển CNTT.
Các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2015 của Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
* Đối với ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Nhà nước:
- 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
- Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc là 90%.
- Trên 90% cơ quan Nhà nước ứng dụng hệ thống quản lý văn và điều hành phục vụ hoạt động chuyên môn.
- Tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước là trên 90%.
- 100% các cơ quan Nhà nước có Trang thông tin điện tử riêng hoặc là Trang thành phần của Cổng Thông tin điện tử tỉnh với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin và cung cấp đầy đủ dịch vụ công (thuộc thẩm quyền) trực tuyến mức độ 2 thuộc thẩm quyền cho người dân và doanh nghiệp.
- 100% cơ quan Nhà nước có ứng dụng CNTT phục vụ quản lý CBCC; tài chính kế toán, quản lý công sản và ngân sách (TABMIS).
- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 khi hội đủ các điều kiện cần thiết (cung cấp đạt tối thiểu 16 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 trở lên).
* Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Cung cấp 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2. Tối thiểu cung cấp đạt 16 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4.
- Đảm bảo đạt tối thiểu 60% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.
- 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được nộp qua mạng.
- Tối thiểu 80% các Huyện, Thành phố triển khai và ứng dụng hệ thống một cửa điện tử; Hơn 50% các Sở, Ban ngành có ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn tại bộ phận “một cửa”.
* Mục tiêu ứng dụng CNTT về các lĩnh vực khác:
- Xây dựng và hình thành trên 30 cơ sở dữ liệu trọng điểm phục vụ cho các ứng dụng CNTT có liên quan.
- 100% cơ quan Nhà nước tham gia vào hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước. |